Chẩn đoán bệnh qua tính chất dịch nôn – ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓ MÈO

Mục đích bài viết

  1. Nôn là gì? và cơ chế
  2. Nguyên nhân nôn
  3. Phân biệt nôn và trào ngược
  4. Bảng phân tích tính chất nôn qua hình ảnh
  5. Chế độ ăn khi chó mèo bị nôn

1. Nôn là gì? Cơ chế hình thành nôn

Nôn là phản xạ bảo vệ tự nhiên giúp chó mèo loại bỏ các chất có hại khỏi đường tiêu hóa. Đây là một quá trình phức tạp bao gồm:

  • Phát hiện kích thích: có thể từ dạ dày, ruột, máu, hoặc hệ thần kinh trung ương.

  • Kích hoạt trung tâm nôn: nằm ở thân não, nhận tín hiệu từ dạ dày, mê lộ tai trong, độc tố, hoặc hệ thần kinh giao cảm.

  • Thực hiện phản xạ nôn: cơ hoành co thắt, đóng nắp thanh môn, bụng gồng lên; đồng thời tuyến nước bọt và nhầy tiết ra để bôi trơn đường tiêu hóa.

2. Nguyên nhân thường gặp khiến chó mèo bị nôn

  • Do ăn phải vật lạ: xương, bao nilon, đồ chơi, tóc…

  • Do đói bụng hoặc ăn quá nhanh

  • Bệnh lý tiêu hóa: viêm dạ dày – ruột, ký sinh trùng, dị ứng thức ăn

  • Nhiễm trùng hoặc bệnh toàn thân: Parvo, Care, suy gan, suy thận

  • Ngộ độc, thuốc hoặc hóa chất

  • Nguyên nhân thần kinh hoặc chuyển hóa

Lưu ý: Việc điều trị hiệu quả phụ thuộc vào chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nôn.

=> Dưới dây là bảng xác định màu sắc, tính chất bãi nôn nhằm mục đích cũng cấp thông tin hỗ trợ quý bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị hiệu quả:

các loại dịch nôn thường gặp ở chó mèo như màu vàng, bọt trắng, dịch trong suốt, nhầy, nôn ra máu, màu nâu và xanh lá – kèm theo nguyên nhân tiềm ẩn và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh lý đường tiêu hóa và dạ dày.

3. Phân biệt: Nôn và trào ngược

Đặc điểm Nôn Trào ngược
Có gồng bụng Không
Thời điểm xảy ra Sau khi ăn hoặc bất kỳ lúc nào Ngay sau khi nuốt
Bãi chất nôn Có thể gồm thức ăn, dịch, bọt, máu Thức ăn chưa tiêu, không có dịch tiêu hóa
Dấu hiệu đi kèm Mệt, chán ăn, đau bụng, sốt Thường ít triệu chứng toàn thân
Nguyên nhân Viêm ruột, ngộ độc, nhiễm trùng Bất thường thực quản (giãn thực quản, hẹp…)

4. Khi chó mèo bị nôn: Cho ăn gì và điều trị ra sao?

Chế độ ăn sau khi nôn

  • Nhịn ăn 6–12 giờ để dạ dày được nghỉ ngơi.

  • Cho ăn lại từ từ: bắt đầu bằng thức ăn dễ tiêu như:

    • Cơm trắng + thịt gà luộc xé nhỏ (không gia vị)

    • Cháo loãng hoặc thức ăn ướt dành cho thú bệnh

  • Chia nhỏ bữa ăn, tăng dần lượng khi con vật dung nạp tốt.

Điều trị hỗ trợ

  • Bù nước – điện giải: truyền tĩnh mạch nếu mất nước nặng

  • Thuốc chống nôn: Maropitant, Ondansetron, Metoclopramide

  • Kháng sinh: nếu nghi ngờ viêm ruột do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng toàn thân

  • Điều trị nguyên nhân: tẩy giun, xử lý dị vật, điều trị gan/thận tim nếu có

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

Tài liệu tham khảo

  1. Tams, T. R. (2003). Handbook of Small Animal Gastroenterology (2nd ed.). Saunders.

  2. Willard, M. D., & Twedt, D. C. (2016). Gastrointestinal Disease. In: Ettinger & Feldman’s Textbook of Veterinary Internal Medicine, 8th ed.

  3. Washabau, R. J., & Day, M. J. (2012). Canine and Feline Gastroenterology. Saunders.

  4. Papich, M. G. (2016). Saunders Handbook of Veterinary Drugs, 4th ed.

1 ý kiến ​​cho "Chẩn đoán bệnh qua tính chất dịch nôn – ĐIỀU TRỊ BỆNH CHÓ MÈO"

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay