Stress kéo dài ở chó mèo: Tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch và quá trình hồi phục vết thương

Critical Signs of Stress in a Dog - Whole Dog Journal

CƠ CHẾ STRESS LÀM TĂNG CORTISOL

  • Khi chó hoặc mèo gặp căng thẳng (stress), cơ thể của chúng sẽ kích hoạt trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến thượng thận (HPA axis), dẫn đến sự tăng tiết hormone cortisol
  • Các yếu tố stress: chấn thương, bị đau, thay đổi môi trường sống, di chuyển đường dài, lo âu, sợ hãi,….)
=> Tăng cortisol thời gian ngắn giúp: Tăng năng lượng nhanh chóng (tăng đường huyết, phân giải lipid, protein); giảm viêm tạm thời, con vật phản ứng nhanh với các tình huống đặc biệt là sự nguy hiểm.

TÁC DỤNG TIÊU CỰC CỦA STRESS KÉO DÀI TRÊN CHÓ MÈO

Hàm lượng cortisol tăng cao trong thời gian dài, sẽ có tác động tiêu cực:

1. Ức chế hệ miễn dịch → Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Giảm số lượng và hoạt động của bạch cầu lympho (T và B). Ức chế sản xuất cytokine quan trọng như IL-1, IL-2 và IFN-γ, làm chậm quá trình chống vi khuẩn và virus. Ức chế hoạt động của đại thực bào, giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn và dọn dẹp tế bào chết
Nguy cơ NHIỄM TRÙNG cao hơn đặc biệt là: nhiễm trùng da (do vi khuẩn, nấm, ve rận. Viêm đường hô hấp (viêm phổi, viêm mũi-họng). Viêm đường tiêu hóa (tiêu chảy do mất cân bằng vi khuẩn đường ruột). Nhiễm trùng tai, mắt, niêm mạc.
2. Ức chế quá trình lành vết thương: Cortisol làm giảm tổng hợp collagen—một thành phần quan trọng giúp tái tạo mô. Gây ra:
  • Vết thương hở lâu lành ⇒ dễ nhiễm trùng thứ cấp
  • Chậm hồi phục sau phẫu thuật
  • Loét da hoặc viêm loét dạ dày do stress mãn tính
3. Mất cơ và suy giảm chức năng gan thận
Do cortisol thúc đẩy quá trình dị hóa protein để cung cấp năng lượng. Gây ra:
  • Tiêu cơ bắp ⇒ khó vận động
  • Suy giảm chức năng gan thận ⇒ do cortisol gây tăng sự trao đổi chất kéo dài
4. Rối loạn tiêu hóa do stress
Cortisol làm tăng sản xuất acid dạ dày và giảm bảo vệ niêm mạc đường ruột, gây ra:
  • Viêm dạ dày, viêm ruột, tiêu chảy.
  • Hội chứng ruột kích thích.

HƯỚNG GIẢI QUYẾT

1. Kiểm soát nguyên nhân gây stress: môi trường, tâm lý, điều trị
2. Bổ sung chất và dinh dưỡng
  • tăng lượng protein trong chế độ ăn ⇒ bù đắp sự phân hủy do cortisol
  • bổ sung Vitamin C, E, Kẽm, omega 3 ⇒hỗ trợ miễn dịch
  • men vi sinh ⇒ hỗ trợ tiêu hóa (nếu tình trạng nặng dẫn đến tổn thương niêm mạc tiêu hóa ⇒ dùng combo tiêu hóa)
3. Hạn chế sử dụng thuốc corticoid (Prednisolone, Dexamethasone) nếu không quá cần thiết
4. Tăng cường hoạt động con con bệnh

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất?

Tài liệu tham khảo

  1. Sapolsky, R. M. (2004). Why Zebras Don’t Get Ulcers (3rd ed.). Holt Paperbacks.

  2. Dhabhar, F. S. (2009). “A hassle a day may keep the pathogens away: The fight-or-flight stress response and the augmentation of immune function.” Integrative and Comparative Biology, 49(3), 215–236.

  3. Bailey, K. L., & Jett, D. A. (2008). “Corticosteroids and stress-induced immunosuppression.” In Veterinary Immunology, Tizard I. R., 8th Edition, Saunders.

  4. Gruen, M. E., & Sherman, B. L. (2008). “Behavioral disorders in veterinary patients: Assessment and management.” Journal of Feline Medicine and Surgery, 10(2), 187–195.

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay