QUÁ TRÌNH LIỀN XƯƠNG GỒM 4 GIAI ĐOẠN
1. Giai đoạn viêm (0–5 ngày đầu):
- Cục máu đông hình thành để bảo vệ vết gãy.
- Tế bào viêm được giải phóng để kích thích tế bào gốc trung mô đến sửa chữa.
2. Giai đoạn tạo can xương mềm (1–3 tuần):
- Tế bào gốc trung mô biến thành tế bào sụn và tạo cốt bào → tiết collagen → khoáng hóa để tạo can xương mềm, giúp kết nối hai đầu xương gãy.
3. Pha tạo xương (4–12 tuần):
- Can xương mềm dần chuyển thành xương cứng.
4. Pha tái cấu trúc (vài tháng – 1 năm):
- Xương tiếp tục được tái cấu trúc theo đúng hình dạng và chức năng ban đầu.
🦴 VAI TRÒ CHỨC NĂNG CỦA MÀNG XƯƠNG
✔ Chứa tế bào gốc giúp tạo xương và sụn để hình thành can xương.
✔ Khi bị kích thích → Dày lên → Tăng sinh tế bào tạo xương.
✔ Tiết yếu tố tăng trưởng → giúp mạch máu phát triển và hỗ trợ tái tạo xương.
✔ Nếu màng xương tổn thương nặng → Xương lâu lành hoặc không liền được.
✔ Có hệ thống mạch máu dày đặc, cung cấp oxy để tái tạo xương.
✔ Giữ vững ổ gãy, tạo khung hỗ trợ xương mới hình thành.
🩺 ỨNG DỤNG TRONG THỰC TẾ
- Bảo tồn màng xương giúp xương liền nhanh hơn.
- Khi cố định bằng nẹp:
→ Nẹp quá chặt → Giảm đáp ứng màng xương → Ít can xương, xương liền chậm hơn.
→ Nẹp vừa phải (không quá cứng) → Tăng đáp ứng màng xương → Tạo nhiều can xương hơn. - Nếu màng xương bị tổn thương nghiêm trọng, quá trình phục hồi:
→ Bị chậm lại hoặc có biến chứng:
• Chậm lành hoặc không lành,
• Xương yếu, dễ gãy lại,
• Hoại tử do thiếu máu nuôi.
⚠️ LƯU Ý DÙNG THUỐC KHÁNG VIÊM
- Dùng kháng viêm ức chế COX-2 → Làm giảm quá trình viêm cần thiết trong liền xương.
- 👉 Nên ưu tiên NSAIDs trong giai đoạn đầu gãy xương để tránh ảnh hưởng đến quá trình liền xương tự nhiên.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Einhorn, T. A., & Gerstenfeld, L. C. (2015). Fracture healing: mechanisms and interventions. Nature Reviews Rheumatology, 11(1), 45–54.
-
Bahney, C. S., et al. (2019). Cellular biology of fracture healing. Journal of Orthopaedic Research, 37(1), 35–50.
-
Marsell, R., & Einhorn, T. A. (2011). The biology of fracture healing. Injury, 42(6), 551–555.
-
Pountos, I., Georgouli, T., & Giannoudis, P. V. (2022). Do nonsteroidal anti-inflammatory drugs affect bone healing? A critical analysis. Expert Opinion on Drug Safety, 21(1), 67–77.
-
Lu, C., et al. (2005). Effect of COX-2 inhibition on bone healing in a mouse model. Journal of Bone and Mineral Research, 20(11), 2028–2037.