Viêm tai ngoài và phẫu thuật mở rộng ống tai ở chó

Nguyên nhân


Cơ chế sinh bệnh

Viêm tai ngoài kéo dài gây ra các thay đổi mô học như:

  • Tăng sản tuyến bã và tuyến ráy tai

  • Giãn tuyến và tăng sản biểu bì

  • Dày sừng và hẹp ống tai

Những thay đổi này làm tăng tiết dịch, giữ ẩm trong ống tai, thay đổi pH, tạo điều kiện cho nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn hoặc nấm. Tình trạng viêm liên tục dẫn đến xơ hóa, hẹp ống tai, thủng màng nhĩ, và có thể lan sang tai giữa hoặc tai trong nếu không được điều trị kịp thời.


Giống chó dễ mắc viêm tai ngoài

Một số giống chó có nguy cơ cao mắc viêm tai ngoài do ống tai hẹp, nhiều lông tai, tai rủ, tăng tiết dịch, bao gồm:

  • Cocker Spaniel

  • Golden Retriever

  • Labrador Retriever

  • Poodle

  • Basset Hound

  • German Shepherd


Chẩn đoán

  • Chẩn đoán dễ dàng qua việc soi bằng ống soi tai => Chẩn đoán chính xác nguyên nhân bằng kính hiển vi, hoặc chụp X-Quang.
  • Cần khám toàn thân để tìm ra nguyên nhân gốc của viêm tai => 40% chó bị viêm tai do viêm da dị ứng
  • BIỂU HIỆN: vành tai có thể bị rụng lông, ống tai đỏ, loét, chảy dịch, có mủ mùi hôi
Viêm tai lâu ngày, dịch vàng, mùi hôi, không đáp ứng với điều trị nội khoa

Điều trị ngoại khoa – Phẫu thuật mở rộng ống tai

Phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp:

  • Viêm tai ngoài mãn tính, tái đi tái lại, không đáp ứng điều trị nội khoa.

  • Hẹp ống tai do xơ hóa, tăng sản mô mềm hoặc do khối u, polyp tai ngoài.

  • Viêm tai lan đến tai giữa gây biến chứng, đau kéo dài.

  • Tình trạng viêm nặng khiến ống tai không còn thông thoáng, không thể nhỏ thuốc.

 

Hướng dẫn phẫu thuật mở rộng ống tai

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Quý bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

📚 Tài liệu tham khảo:

  1. August, J. R. (2012). Consultations in Feline Internal Medicine, Volume 7. Elsevier.

  2. Nuttall, T., & Cole, L. K. (2007). Ear disease in dogs and cats. The Veterinary Journal, 175(3), 369–380.

  3. BSAVA Manual of Canine and Feline Dermatology, 3rd Edition (2020) – Chapter: Otitis externa.

  4. Miller, Griffin & Campbell (2013). Muller and Kirk’s Small Animal Dermatology, 7th ed.

  5. International Society of Veterinary Dermatology – Otitis Externa Guidelines.

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay