I. Sử dụng thuốc hỗ trợ tiết sữa
1. Oxytocin
-
Liều dùng: 0.25–1 mg/con, tiêm dưới da (SC), có thể lặp lại mỗi 2 giờ nếu cần.
-
Cơ chế: Oxytocin là một hormone nội sinh kích thích co bóp tế bào cơ biểu mô bao quanh các nang tuyến sữa, giúp đẩy sữa ra ngoài qua ống dẫn sữa đến núm vú.
-
Kỹ thuật hỗ trợ: Trước khi tiêm Oxytocin, tách con non khỏi mẹ trong khoảng 10 phút, sau đó đưa con trở lại để bú => việc bú mạnh sẽ tăng kích thích phản xạ tiết sữa tự nhiên.
2. Metoclopramide
-
Liều dùng: 0.1 – 0.2 mg/kg, tiêm dưới da (SC), 3–4 lần/ngày.
-
Cơ chế: Metoclopramide hoạt động như một chất đối kháng dopaminergic, giúp tăng nồng độ prolactin, là hormone chính trong quá trình sản xuất sữa ở tuyến yên trước.
-
Được xem như biện pháp nội tiết hỗ trợ khi nguyên nhân mất sữa liên quan đến thiếu prolactin.
3. Acepromazine
-
Liều dùng: 0.01–0.1 mg/kg, tiêm bắp (IM) hoặc tiêm tĩnh mạch (IV).
-
Cơ chế: Là thuốc an thần phenothiazine, Acepromazine giảm lo lắng, stress, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tiết sữa, đặc biệt với thú mẹ căng thẳng hoặc sợ con non.
-
Không nên lạm dụng, chỉ dùng khi xác định stress là nguyên nhân chính.
II. Liệu pháp vật lý hỗ trợ
1. Mát xa tuyến sữa bằng khăn ấm
-
Dùng khăn ấm chườm và nhẹ nhàng mát-xa vùng tuyến vú: giúp giãn nở ống dẫn sữa và kích thích co bóp tuyến sữa.
-
Kết hợp cho con bú ngay sau mát-xa để tận dụng phản xạ tiết sữa tự nhiên.
III. Chế độ chăm sóc và dinh dưỡng
1. Tăng khẩu phần dinh dưỡng gấp 2.5–3 lần bình thường
-
Giai đoạn cho con bú là giai đoạn nhu cầu năng lượng cao nhất ở thú cái.
-
Nên sử dụng thức ăn chuyên biệt cho giai đoạn lactation hoặc bổ sung thêm protein, năng lượng, khoáng và vitamin.
2. Đảm bảo đủ nước uống
-
Tiết sữa tiêu hao một lượng nước lớn của cơ thể, do đó con mẹ cần được cung cấp nước sạch đầy đủ
-
Có thể cho ăn thức ăn ướt hoặc bổ sung điện giải nếu cần.
IV. Lưu ý bổ sung
-
Theo dõi tuyến vú để loại trừ tình trạng viêm tuyến vú, tắc tia sữa hay nhiễm trùng, vì đây là những nguyên nhân thường gặp gây mất sữa hoặc đau khi bú.
-
Hạn chế sử dụng các thuốc ức chế dopamine như phenothiazine (trừ Acepromazine liều thấp có kiểm soát) vì có thể làm giảm tiết prolactin.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất
📚 TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Concannon PW. Reproductive endocrinology and physiology of the bitch. In: Feldman EC, Nelson RW. Canine and Feline Endocrinology. 4th ed. Elsevier; 2015.
-
Davidson AP. Pharmacologic stimulation of lactation. Vet Clin North Am Small Anim Pract. 2016;46(3):495–507.
-
National Research Council (NRC). Nutrient Requirements of Dogs and Cats. National Academies Press; 2006.
-
Moon PF et al. Manual of Small Animal Anesthesia. Wiley-Blackwell; 2020.