Toàn bộ ý nghĩa về chỉ số sinh lý – sinh hóa máu chó mèo

EduVET – Phát triển Y khoa Thú nhỏ

Mục đích

  1. Ý nghĩa lâm sàng – Chỉ số xét nghiệm sinh hóa
  2. Ý nghĩa lâm sàng – Chỉ số xét nghiệm sinh lý
  3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm cho thú cưng
  4. Xét nghiệm máu giúp gì cho bác sĩ thú y

1. Chỉ số xét nghiệm sinh hóa

Nhóm chỉ số Viết tắt Ý nghĩa – Gợi ý lâm sàng
Thận BUN (Nitơ Urê máu) Cap khi mất chức năng thận, mất nước, bệnh tim, sốc, tắc nghẽn tiết niệu do chế độ ăn giàu protein; thấp có thể được chẩn đoán do thừa nước
CREA (Creatine) Cao khi chức năng thận kém và các tình trạng đã ghi nhận với BUN, không bị ảnh hưởng bởi độ ăn giàu protein; thấp có thể chẩn đoán do thừa nước
PHOS (photpho) Tăng thương do bệnh thận, tăng hấp thu qua tiêu hóa và tăng giảiu phogns từ các mô bị thương, sự tăng ở chó mèo con đang lớn có thể là bình thường; thấp có thể do giảm thu nạp thức ăn
Ca+ (Canxi) Cao có thể coi là kết quả của nhiều loại bệnh gồm bệnh thận, ung thư, tuyến cận giáp, 1 số loại chất độc; thấp có thể thấy do 1 số bệnh tuyến cận giáp và với lượng albumin thấp
SDMA Nồng độ SDMA cao phản ánh suy giảm tốc độ lọc cầu thận (GFR)
Gan ALT (alanine amonotransferase) Là yếu tố để nhận biết tổn thương tế bào gan
ALKP (Phosphatase kiềm) Cao có thể cho thấy gan bất thường (ứ mật), bệnh cushing, phát triển xương mạnh ở vật nuôi nhỏ, tái tạo xương tích cực sau chấn thương; có thể được gây r bởi nhiều loại thuốc và điều kiện không cụ thể
GGT (Gamma glutamyl transferase) Cao có thể chỉ ra một số tình trạng bất thường ở gan (ứ mật)
TBIL (bilirubin toàn thân) Có thể thấy cao khi mắc bệnh gan (ứ mật và suy giảm chức năng ) và một số loại thiếu máu
Tụy AMY (amylase) Cao khi bệnh tụy, bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa hoặc 1 số loại thuốc phương pháp điều trị; mức độ thay đỏi và các thông số xét nghiệm khác có thể giúp xác định cụ thể viêm tụy
LIPA (lipase) Cao khi bệnh tụy, bệnh thận, bệnh đường tiêu hóa hoặc 1 số loại thuốc phương pháp điều trị; mức độ thay đỏi và các thông số xét nghiệm khác có thể giúp xác định cụ thể viêm tụy
Protein TP (total protein) Cao có thể cho thấy mất nước hoặc tình trạng viêm nhiễm; thấp có thể được nhìn thấy trong suy giảm chức năng gan mất máu , thất thoát ở hệ tiêu hóa và thận.
ALB (Albumin) Cao có thể cho thấy mất nước, thấp có thể thấy do suy giảm chức năng gan, mất máu, bệnh đường tiêu hóa và suy giảm miễn dịch
GLOB (Globulin) Viêm, nhiễm trùng mãn, tiêu chảy, suy miễn dịch
Điện giải Na+ (sodium) Cao: mất nước; thấp: thất thoát do tiêu chảy, nôn mửa hoặc addison và bệnh thận
K+ (potassium) Cao: Suy thận- do giảm bài tiết hoặc bệnh Addison, mất nước, tắc niệu đạo; thấp do thất thoát  trong tiêu chảy hoặc nôn mửa
Cl- (Chloride) Cao do mất nước; thấp do thất thoát khi tiêu chảy nôn mửa.

Ví dụ về kết quả chỉ số sinh hóa

2. Chỉ số xét nghiệm sinh lý

Nhóm chỉ số Viết tắt Ý nghĩa – Gợi ý lâm sàng
Hồng cầu (RBC) RBC (red blood cell count), HCT (hematocrit), HGB (hemoglobin) Các thông số này cao phản ánh tình trạng mất nước hoặc bệnh cao sản hồng cầu. Thấp cho thấy thiếu máu và giảm khả năng vận chuyển Oxy của máu.
MCV (mean cell volume Cao cho thấy sự hiện diện của tế bào lớn hơn các tế bào bình thường, có thể liên quan đến các tế bào đáp ứng với tình trạng thiếu máu mãn tính/thiếu sắt
MCH, MCHC Cao cho thấy có hiện tượng tan máu hoặc sai lệnh trong quá trình đo huyết sắc tốl thấp cho thấy nồng độ huyết sắc tố thấp, có thể thấy trong phản ứng với thiếu máu và mất máu mãn tính/thiếu sắt
RDW Cao trong phép đo khách quan về sự thay đổi của kích thước hồng cầu cho thấy sự tăng về kích thước, có thể  giúp xác định nguyên nhân của vấn đề hồng cầu
Bạch cầu (WBC) WBC Cao có thể do viêm nhiễm, căng thẳng, phấn khích và bệnh bạch cầu; thấp có thể do viêm quá mức, suy tủy xương
NEU Các kiểu thay đổi khác nhau của NEU (bạch cầu trung tính), LYM (tế bào lympho), MONO (bạch cầu đơn nhân), EOS (bạch cầu ái toan) và BASO (bạch cầu ái kiềm) có thể nhìn thấy với các loại viêm, căng thẳng, hưng phấn và bệnh bạch cầu khác nhau
LYM Tế bào miễn dịch phản ứng cao với “căng thẳng” và có khả năng cao trong nhiễm trùng mãn tính
MONO Tế bào viêm liên quan đến sửa chữa tổn thương mô
EOS Tế bào viêm liên quan đến bệnh ký sinh trùng, quá mẫn và dị ứng
BASO Tế bào viêm liên quan đến bệnh ký sinh trùng, quá mẫn và dị ứng
Tiểu cầu (PLT) PLT, PCT Các thông số này biểu thị khối lượng tiểu cầu tổng thể, có khả năng liên quan đến tình trạng tăng đông máu; thấp có thể chẩn đoán do giảm sản xuất tiểu cầu (suy tủy xương), tăng tiêu thụ (viêm, đông máu,…) và phá hủy trong máu (truyền nhiễm, bệnh tự miễn,…)
MPV Cao thường để đáp ứng nhu cầu tiểu cầu của cơ thể (không đáng kể ở mèo)
PDW Cao do phép đo khách quan về sjw thay đổi của kích thước tiểu cầu cho thấy sự thay đổi về kích thước tăng lên, đây có thể là dấu hiệu về thiếu tiểu cầu (không đáng kể ở mèo); thấp có thể do xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch
Khác GLU Cao có thể do bệnh tiểu đường; thấp – có thể do bệnh gan, bệnh tuyến tụy và các điều kiện khác và có thể dẫn đến co giật hoặc hôn mê
AST Cao – Tổn thương gan cơ
CHOL Cao – do nhiều loại rối loạn chuyển hóa gồm: đái tháo đường, suy giáp, bệnh cushing, viêm tụy, và 1 số bệnh thận; thấp có thể được thấy trong suy gan, bệnh đường ruột.
Cortisol Cao trong bệnh Cushing (kiểm tra bằng cách kích thích ACTH và kiểm tra ức chế dexamethasone); Thấp có thể thấy trong bệnh Addison.
T4 Cao do cường giáp (chủ yếu là mèo); thấp có thể chỉ ra suy giáp (chủ yếu là chó)
Ví dụ vể kết quả chỉ số sinh lý

3. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm máu cho thú cưng

  • Lấy máu đúng cách: nên lấy khi vật nuôi nhịn ăn 8–12 giờ để tránh sai lệch chỉ số (đặc biệt lipid, glucose).

  • Lấy máu tĩnh mạch lớn (như tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch đùi).

  • Xét nghiệm lý tưởng được thực hiện khi thú nuôi ở trạng thái yên tĩnh, tránh stress làm thay đổi số lượng bạch cầu hoặc đường huyết.

  • Gửi mẫu nhanh trong vòng 1–2 giờ, hoặc bảo quản đúng nhiệt độ nếu phải vận chuyển, cách tốt nhất là tới cơ sở thú y để lấy máu và thực hiện xét nghiệm.

4. Xét nghiệm máu giúp gì cho bác sĩ thú y?

  • Phát hiện bệnh lý thận, gan, tụy, chuyển hóa, nội tiết trước khi có triệu chứng rõ rệt.

  • Theo dõi hiệu quả điều trị (ví dụ: giảm creatinine sau điều trị suy thận).

  • Đánh giá tình trạng viêm, nhiễm trùng, mất máu, đông máu.

  • Đưa ra quyết định điều trị an toàn – đặc biệt trong gây mê, truyền dịch, dùng thuốc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

Tài liệu tham khảo

  1. Tilley, L. P., & Smith, F. W. K. (2015). Blackwell’s Five-Minute Veterinary Consult: Canine and Feline. Wiley-Blackwell.

  2. DiBartola, S. P. (2012). Fluid, Electrolyte, and Acid-Base Disorders in Small Animal Practice, 4th ed. Elsevier.

  3. Willard, M. D., & Twedt, D. C. (2016). Gastrointestinal, Liver, and Pancreatic Disorders. In: Textbook of Veterinary Internal Medicine, 8th ed.

  4. Merck Veterinary Manual – Clinical Pathology in Small Animals.

  5. IRIS (International Renal Interest Society) Guidelines on SDMA and Creatinine Interpretation.

Thông tin tham khảo

KHÓA HỌC ĐỌC CHỈ SỐ SINH LÝ, SINH HÓA, NƯỚC TIỂU, BIỂU ĐỒ MÁU

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay