Phân loại | Nguyên nhân |
Ít nguy hiểm | – Thay đổi chế độ ăn – Dị ứng thức ăn – Căng thẳng – Thức ăn ôi thiu |
Nguy hiểm | – Parvovirus, Coronavirus – Nhiễm khuẩn (E. coli, Salmonella) – Nhiễm ký sinh trùng (Giardia, Coccidia) – Bệnh viêm ruột (IBD) – Ngộ độc – Tắc ruột, dị vật đường tiêu hóa |
⚠️ Tiêu chảy do nguyên nhân nguy hiểm thường đi kèm với nôn, sốt, máu trong phân, mất nước nghiêm trọng và cần can thiệp y tế sớm.
1. Dinh dưỡng
-
Ngừng ăn 6–12 giờ để ruột nghỉ ngơi, sau đó cho ăn lại với khẩu phần nhỏ, chia thành 3–6 bữa/ngày. Tăng dần lượng thức ăn trong 2–3 ngày tiếp theo.
-
Chế độ ăn dễ tiêu, ít chất béo: Chất béo khó tiêu và có thể kích thích niêm mạc ruột, làm tăng tiết dịch vào lòng ruột. Thức ăn dễ tiêu giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa đang bị tổn thương .
-
Chế độ ăn giàu chất xơ: Đối với tiêu chảy liên quan đến đại tràng, chất xơ giúp giảm triệu chứng đau trực tràng và thúc đẩy phục hồi biểu mô đại tràng .
2. Tẩy giun
-
Nếu xác định được ký sinh trùng trong mẫu phân, cần tiến hành tẩy giun. Tuy nhiên, do khả năng âm tính giả, nên cân nhắc sử dụng thuốc tẩy giun phổ rộng như fenbendazole .
3. Thuốc chống tiêu chảy
-
Chỉ định: Khi tiêu chảy quá nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, gây đau đớn cho vật nuôi.
-
Cơ chế: Thuốc opioid kéo dài thời gian vận chuyển trong ruột, tăng cường co thắt phân đoạn đại tràng, giảm co thắt đẩy phân nhanh, và tăng trương lực cơ vòng giúp kiểm soát phân.
-
Chống chỉ định: Trường hợp tiêu chảy do ngộ độc.
4. Probiotics
-
Probiotics là vi sinh vật có lợi cho tiêu hóa, giúp duy trì và cân bằng hệ vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Chúng có thể rút ngắn thời gian tiêu chảy và hỗ trợ phục hồi niêm mạc ruột .
-
Tuy nhiên, vi sinh vật bổ sung này không tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa, nên cần sử dụng liên tục trong thời gian điều trị.
5. Kháng sinh
-
Chỉ định: Khi vật nuôi có dấu hiệu nhiễm khuẩn đường ruột, nguy cơ tổn thương biểu mô ruột và nhiễm trùng huyết.
-
Lưu ý: Sử dụng kháng sinh phổ rộng như amoxicillin/clavulanic acid. Tuy nhiên, cần thận trọng vì kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh vật đường ruột và góp phần vào kháng kháng sinh .
6. Dịch truyền
-
Tùy theo mức độ mất nước của vật nuôi, sử dụng dịch truyền đẳng trương như Ringer lactate hoặc NaCl 0.9% để bù nước và điện giải
7. Lưu ý đặc biệt: Trường hợp Parvovirus
-
Đối với chó bị Parvovirus, nên ngừng cho ăn dưới 12 giờ để tế bào ruột nghỉ ngơi, sau đó cho ăn sớm với thức ăn dễ tiêu và sử dụng thuốc chống nôn để giữ thức ăn lại trong hệ tiêu hóa. Điều này giúp hồi phục nhanh hơn so với việc ngừng cho ăn hoàn toàn
Bảng sau giúp BS dễ ứng dụng trong điều trị tiêu chảy chó mèo
Bảng thuốc điều trị tiêu chảy cấp ở chó mèo
Nhóm thuốc | Tên thuốc | Liều lượng |
Thuốc chống tiêu chảy | Diphenoxylate | DiphenoxylateChó: 0.05–0.2 mg/kg uống mỗi 6–8 giờ Mèo: 0.08–0.1 mg/kg uống mỗi 12 giờ |
Loperamide | Chó: 0.08–0.2 mg/kg uống mỗi 6–12 giờ Mèo: 0.04 mg/kg uống mỗi 12–24 giờ (thận trọng khi dùng ở mèo) |
|
Kháng sinh không đặc hiệu | Metronidazole | Chó: 10–15 mg/kg uống mỗi 12 giờ Mèo: 62.5 mg uống mỗi 12 giờ |
Tylosin | Chó/mèo: 10–15 mg/kg uống mỗi 12–24 giờ | |
Kháng sinh cho trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng máu | Amoxicillin-clavulanic acid | 12.5–22 mg/kg uống mỗi 12 giờ |
Ampicillin | 22 mg/kg uống mỗi 8–12 giờ | |
Tẩy giun phổ rộng | Fenbendazole | 50 mg/kg uống mỗi 24 giờ, trong 3–5 ngày |
Probiotics | Fortiflora, Prostora | Dùng theo hướng dẫn sản phẩm |
Theo dõi EduVET để cập nhật thêm kiến thức về bệnh FIP và các phương pháp điều trị hiệu quả, thực chiến từ các ca lâm sàng thực tế!
Tài liệu tham khảo
-
Candellone A, et al. “Acute Diarrhea in Dogs: Current Management and Potential Role of Dietary Polyphenols Supplementation.” Antioxidants. 2020;9(8):725
-
“Diarrhea.” Cornell University College of Veterinary Medicine.
-
Weese JS. “Infographic: Canine Acute Diarrhea Treatment.” Worms & Germs Blog. 2025.
-
“Use of Probiotics in Cats and Dogs Fact Sheet.” Vet Specialists.
-
“Managing Acute Gastroenteritis in Dogs.” Washington State University Veterinary Teaching Hospital