Atropin – hay cụ thể là Atropin sulfat – là một loại thuốc mà Bác sĩ thường sử dụng trong phòng mạch thú y. Vậy Atropin sẽ được dùng trong những trường hợp nào? Và sử dụng như thế nào?
Atropin
Trong cơ thể, chất dẫn truyền thần kinh tên là acetylcholine (ACh) sẽ gắn vào các “ổ khóa”là thụ thể muscarinic để tạo ra các phản ứng như:
→ Co đồng tử, tiết nước bọt, ruột co bóp nhiều, bàng quang mót tiểu…
Atropin hoạt động bằng cách giành chỗ trước trên các thụ thể này, giống như một chìa khóa giả cắm vào ổ nhưng không mở được, đồng thời chặn chìa khóa thật (acetylcholine) không vào được.
→ Nhờ đó, các phản xạ như co đồng tử, tiết nước bọt, co bóp bàng quang, co bóp hệ tiêu hóa, co bóp ruột, tăng tiết nước bọt → bị chặn lại
1. Chảy rãi quá mức
-
Khi chó mèo chảy rãi, nguyên nhân thường do kích thích dây thần kinh phó giao cảm → làm tăng tiết nước bọt.
-
Atropin sẽ chiếm chỗ thụ thể trên tế bào tiết nước bọt, ngăn không cho chất dẫn truyền thần kinh gắn vào → ức chế tiết nước bọt → giảm chảy rãi.
-
Atropin giống chất dẫn truyền nhưng không hoạt hóa → chỉ ngăn chứ không kích thích tiết dịch.
2. Xuất huyết nghiêm trọng ở dạ dày ruột
-
Trong trường hợp xuất huyết nặng ở dạ dày hoặc ruột, ta biết rằng để cầm máu thì cần giảm vận động. Nhưng ruột thì lại cứ nhu động liên tục, gây khó khăn cho việc cầm máu.
-
Tuy nhiên, ruột thường vẫn co bóp liên tục, gây khó kiểm soát chảy máu.
→ Atropin giúp giảm tín hiệu thần kinh đến cơ ruột → giảm co bóp, hạn chế chảy máu.
-
Chỉ dùng khi xuất huyết nghiêm trọng, không dùng đại trà, ví dụ trong Parvo có chảy máu tươi để ruột hồi phục. Nếu sử dụng đại trà sẽ gây ứ đọng thức ăn, tăng nguy cơ liệt ruột, nhiễm trùng huyết. Giảm co bóp quá mức cũng làm chậm quá trình loại bỏ máu đông, độc tố hoặc vi khuẩn → tình trạng viêm nhiễm nặng hơn.
3. Tiêu chảy cấp
Dùng Atropin sẽ làm giảm nhu động ruột, giúp thức ăn lưu lại lâu hơn, từ đó giảm tiêu chảy. Vì vậy, trong trường hợp tiêu chảy cấp, ta có thể dùng Atropin để hỗ trợ điều trị.
4. Viêm bàng quang – mót tiểu nhiều
- Trong tình trạng viêm bàng quang, con vật có thể bị mót tiểu liên tục.
- Atropin sẽ cạnh tranh gắn vào các thụ thể ở bàng quang, làm giảm sự nhạy cảm, từ đó giảm phản xạ mót tiểu, giúp con vật dễ chịu hơn.
5. Dùng kết hợp trong điều trị ký sinh trùng máu
- Atropin cũng được dùng kèm theo Imochem – một loại thuốc điều trị ký sinh trùng máu.
- Imochem có thể gây ra các phản ứng như chảy rãi, khó thở, tiêu chảy, nôn mửa… do tăng cường kích thích hệ phó giao cảm. Khi đó, ta dùng Atropin để giảm các tác dụng phụ này, giúp cơ thể cân bằng hơn, dễ chịu hơn.
6. Thuốc nhỏ mắt: Để khám mắt và giảm đau sau phẫu thuật
Dạng sử dụng: dung dịch nhỏ 1% hoặc thuốc mỡ
- Thuốc dùng để bác sĩ khám mắt chuyên sâu để bác sĩ thấy rõ đáy mắt (võng mạc)
- Dùng để giảm đau sau phẫu thuật mắt hoặc hỗ trợ điều trị đau nhức mắt do co thắt cơ mi, như viêm màng bồ đào hay loét giác mạc => khi viêm, loét giác mạc hoặc viêm màng bồ đào cơ co mi trong mắt co thắt liên tục gây đau nhức dữ dội → Atropin làm giãn cơ mi → giảm đau.
- Ngoài ra, Atropin là giãn đồng tử, giúp giảm sự dính giữa mống mắt và thủy tinh thể – một biến chứng thường gặp trong viêm màng bồ đào.
Lưu ý: Không dùng khi con vật bị tăng nhãn áp góc hẹp
Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET – Sđt/Zalo 08 6712 6712 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo:
-
Gelatt KN. Veterinary Ophthalmology, 5th Edition. Wiley-Blackwell, 2013.
-
Martin CL. Ophthalmic Disease in Veterinary Medicine, Manson Publishing, 2009.
-
Plummer CE, Ramsey DT. “Glaucoma in small animals.” Merck Veterinary Manual.
-
American Academy of Ophthalmology. “Primary angle-closure glaucoma: Mechanisms and clinical features.” EyeWiki, 2023.