Chó mèo mót rặn, đại tiện khó nguyên nhân do đâu

MÓT RẶN Ở CHÓ MÈO

Định nghĩa:
Mót rặn là cảm giác buồn đại tiện liên tục nhưng không đi được. Thường là biểu hiện của các bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng – đại tràng, giống như có gì đó rất khó chịu ở hậu môn.


NGUYÊN NHÂN GÂY MÓT RẶN

A. Do cơ học

  • Xương chọc vào trực tràng: Sờ thấy phân thô, rát, sắc cạnh.

  • Dị vật trực tràng: Mảnh xương, que nhựa, chỉ, tóc vón cục…

  • Phân khô cứng: Thường gặp sau khi dùng thuốc hấp thu nước như furosemide, loperamide…


B. Do viêm nhiễm

Viêm túi hôi
Viêm túi hôi

 

  • Viêm túi hôi (tuyến hậu môn): Sưng đau hai bên hậu môn, mót rặn kèm chảy dịch.

  • Viêm quanh hậu môn: Viêm tuyến bã, viêm nang lông.

  • Rò hậu môn: Có lỗ rò, mủ hoặc phân rỉ ra từ cạnh hậu môn.

  • Viêm niêm mạc trực tràng: Thường gặp sau tiêu chảy kéo dài hoặc táo bón.


C. Do khối bất thường

U tân sinh ở hậu môn
  • U tân sinh quanh hậu môn hoặc trực tràng: Biểu hiện dai dẳng, điều trị không đáp ứng.

Thoát vị đáy chậu
Thoát vị đáy chậu
  • Thoát vị đáy chậu: Sưng vùng mông, sờ thấy khối mềm do ruột hoặc bàng quang sa xuống.

Sa trực tràng
Sa trực tràng
  • Sa trực tràng: Trực tràng thòi ra ngoài hậu môn.

Không có hậu môn
Không có hậu môn
  • Dị tật bẩm sinh: Không có hậu môn bẩm sinh hoặc dị dạng đường tiết niệu – tiêu hóa.


D. Do rối loạn chức năng thần kinh

Viêm cột sống
Viêm cột sống
  • Bệnh cột sống (viêm – thoái hóa): Ảnh hưởng đến dây thần kinh điều khiển nhu động ruột.

  • Rối loạn điện giải (tăng canxi, hạ kali):
    → Làm giảm co bóp cơ trơn thành ruột do bất thường điện thế màng tế bào.
    → Phân di chuyển chậm trong đại tràng (vốn là nơi hấp thu nước) → táo bón → mót rặn.


E. Do phản xạ đau

  • Đau vùng hậu môn – trực tràng – bàng quang: Gây kích thích phản xạ buồn đi ngoài, dẫn đến mót rặn.


EduVET – Đào tạo bác sĩ thú nhỏ – Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Ettinger SJ, Feldman EC. Textbook of Veterinary Internal Medicine. 8th ed. Elsevier; 2017.

  2. Tams TR. Handbook of Small Animal Gastroenterology. 2nd ed. Saunders; 2003.

  3. Washabau RJ, Day MJ. Canine and Feline Gastroenterology. Elsevier; 2013.

  4. Fossum TW. Small Animal Surgery. 5th ed. Elsevier; 2018.

 

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay