Các biến chứng trong truyền máu ở chó mèo và cách xử lý

Những việc cần làm trước và sau khi truyền máu

Trước khi truyền máu cho chó mèo

  • Truyền máu khi: thiếu máu nặng, mất máu cấp, rối loạn đông máu, giảm albumin.

  • Chọn loại máu phù hợp: máu toàn phần, hồng cầu lắng, huyết tương.

  • Làm test tương hợp (crossmatch): bắt buộc nếu đã truyền máu trước đó.

  • Kiểm tra tổng trạng: PCV, TP, nhóm máu (đặc biệt ở mèo), loại trừ nhiễm trùng.

  • Chuẩn bị truyền: catheter chắc, bắt đầu truyền chậm, sẵn thuốc xử lý phản ứng phụ.


Sau khi truyền máu

  • Theo dõi sát trong 4–6h: nhiệt độ, mạch, niêm mạc, nước tiểu.

  • Xét nghiệm lại: PCV, TP, nước tiểu sau 1–4h để đánh giá hiệu quả và phát hiện tan máu.

  • Ghi hồ sơ truyền máu: loại máu, liều, nhóm máu, phản ứng.

  • Theo dõi lâu dài nếu truyền nhiều lần, nhất là với mèo.


Biến chứng trong truyền máu 

Biến chứng Dấu hiệu lâm sàng Xử lý
Sốt không tan máu Tăng nhiệt độ >1°C, không có dấu hiệu khác. Giảm tốc độ hoặc ngừng truyền. Làm mát nếu >40°C. Không cần thuốc hạ sốt nếu đáp ứng tốt.
Tan máu cấp tính Nhịp tim nhanh, thở nhanh, bồn chồn, sốt, hemoglobin niệu hoặc hemoglobin máu. Ngừng truyền máu. Truyền dịch duy trì huyết áp >70 mmHg. Dexamethasone 0,25 mg/kg IM/IV mỗi 24h hoặc Prednisolone 2 mg/kg PO/24h.

Nếu sốc: dùng Adrenaline 0,01–0,025 mg/kg IV.

Dị ứng Nổi mày đay, ngứa, phù mạch.

Nếu nặng: tụt huyết áp, suy hô hấp, nôn.

Ngừng truyền. Dùng kháng histamin.

Nếu toàn thân: thêm Dexamethasone/Prednisolone.

Nếu sốc tim: Adrenaline/Dobutamine + Famotidine.

Tan máu muộn Xảy ra sau 2 ngày, thường không có dấu hiệu, chỉ giảm Hct hoặc khối lượng máu. Thường không cần điều trị.
Tan máu do tự miễn/lỗi bảo quản Giống tan máu cấp tính. Ngừng truyền, xử lý như tan máu cấp.
Quá tải tuần hoàn Thở nhanh, khó thở, tím tái. Ngừng truyền. Dùng Furosemide 0,1–0,3 ml/kg mỗi 6–8h.
Hạ canxi máu Run rẩy, co giật, co cứng mặt, thở hổn hển. Truyền chậm Canxi gluconate 10%, liều 0,5–1,5 ml/kg IV trong 10–20 phút.
Nhiễm khuẩn huyết Sốt, nhịp tim nhanh, thở nhanh, hạ huyết áp, hemoglobin niệu/hemoglobin máu. Ngừng truyền máu. Dùng kháng sinh phổ rộng. Hỗ trợ tuần hoàn và cơ quan.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

Nguồn tham khảo

  • VCA Animal Hospitals. Blood Transfusion Reactions in Dogs.

  • Animal Emergency Australia. The AEA Guide to Canine and Feline Transfusion Medicine.

  • eClinpath. Adverse reactions.

  • Veterian Key. Transfusion-Associated Complications.

Có thể bạn quan tâm:

Cách sử dụng các thuốc chống đông máu ở chó mèo

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay