Không có lỗ hậu môn ở chó mèo
Đây là một dạng dị tật bẩm sinh hay gặp nhất trong những dạng dị tật bẩm sinh liên quan đến hậu môn – trực tràng thường gặp ở chó hơn ở mèo, trong đó hậu môn bị đóng hoàn toàn (mắt thường không nhìn thấy lỗ hậu môn), hoặc phân bị dẫn đi sai đường.
Dị tật này do:
-Sự phát triển của ống chung gồm tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục trong quá trình mang thai sẽ phân chia thành các ống riêng biệt, bất thường xảy ra khi nếp gấp để chia đường niệu và trực tràng không xuất hiện, hoặc xuất hiện không rõ ràng gây → không có ống hậu môn hoặc đường thông bất thường giữa trực tràng – niệu đạo – âm đạo gây hiện tượng rò.
-Hoặc do màng hậu môn ở cuối thai kỳ không vỡ ra để tạo thành lỗ hậu môn → Bị tịt hậu môn bẩm sinh dạng màng kín (90% ca bệnh thuộc loại này)
Các dạng dị tật hậu môn
Trường hợp cụ thể
Dị tật không có hậu môn loại 1 (Lỗ hậu môn hẹp)
Chó con bị trướng bụng, do dị tật không có lỗ hậu môn
Có vết lõm giống có hậu môn, nhưng thực tế không có hậu môn có thể nhầm lẫn với có hậu môn bình thường nếu không thăm khám kỹ
Không có hậu môn loại 2 kèm rò trực tràng – âm đạo => viêm vùng âm đạo
Lỗ dò hậu môn – da. Mũi tên: lỗ dò nhỏ ở dưới và bên đuôi – nơi phân thoát ra.
Phân bị dồn lại trong trực tràng -> áp lực -> rách mô ra ngoài da
Chẩn đoán
- Dựa trên quan sát thực tế lâm sàng hoặc X-Quang. Để quan sát rõ trên phim X-Quang có thể ấn nhẹ bụng dưới để đấy khí xuống trực tràng khi chụp
- Nếu nghi ngờ có rò trực tràng – sinh dục: Cần chụp cản quang âm đạo/niệu đạo.
X-Quang Bụng: tích khí trong ruột kết (mũi tên)
Đại tràng giãn bất thường
Ruột kết căng do tích khí và phân
Rò trực tràng – niệu đạo ở chó
Điều trị
- Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất với dị tật không có hậu môn
- Thực hiện phẫu thuật tốt nhất vào thời điểm con vật 2-3 tháng tuổi, khi này cơ thể đã phát triển rõ ràng để thực hiện phẫu thuật, không muộn quá để con vật bị dã đại tràng,
Phẫu thuật: Trường hợp hẹp trực tràng Loại 1 (trực tràng hẹp)
→ Phẫu thuật mở rộng trực tràng
Bước 1: Đặt thú ở tư thế bụng úp xuống bàn mổ
Bước 2: Cắt xung quanh chu vi hậu môn
Bước 3: Sau khi cắt bỏ, kéo niêm mạc trực tràng ra ngoài và khâu nối với da quanh hậu môn (gọi là khâu niêm mạc – da).
Bước 4: Dùng chỉ đơn sợi không tiêu, cỡ 4/0 hoặc 5/0 để khâu.
Lưu ý : Trong quá trình phẫu thuật, cần cẩn thận để không làm tổn thương cơ vòng hậu môn ngoài.
Sau khi phẫu thuật tọa hình hậu môn ở chó con bị hẹp hậu môn
Phẫu thuật: Trường hợp không có lỗ hậu môn (Loại 2 và 3)
Bước 1: Đặt thú ở tư thế bụng úp xuống bàn mổ
Bước 2: Bóc tách mô – Bóc tách sâu qua các lớp mô để xác định rõ cơ vòng ngoài hậu môn và túi cùng trực tràng (phần tận cùng của ruột già chưa thông ra ngoài). Tiếp tục bóc tách các khối cơ nếu có để tạo đường ra cho trực tràng.
Bước 3: Sau khi tìm thấy trực tràng -> móc chỉ chờ vào trực tràng và kéo ra ngoài. Sau đó khâu cố định trực tràng vào mô dưới da và da bên ngoài hậu môn bằng chỉ đơn sợi 4/0 – 5/0. Có thể dùng chỉ tiêu hoặc không tiêu tùy tình huống.
- Trường hợp loại 3 (Trực tràng nằm sâu, cách vị trí hậu môn bình thường hơn 1 cm). Cần mở rộng vùng phẫu thuật để tìm đúng đoạn trực tràng và kéo
Bước 4: Làm sạch ruột – Trước khi hoàn tất mổ, phải rửa sạch phân trong trực tràng và đại tràng khi thú đang gây mê
Túi cùng trực tràng được xác định qua đường rạch hình chữ thập tại hõm hậu môn ở chó con – đặt 2 chỉ chờ vào thành trực tràng để dễ thao tác kéo ra ngoài.
Trực tràng được kéo ra ngoài và mở rộng ướm vào vị trí da để tạo hình hậu môn (Giai đoạn quan trọng giúp định vị chính xác vị trí ruột và kiểm soát sự căng kéo)
Niêm mạc trực tràng được khâu nối với da xung quanh bằng chỉ nylon khâu đơn để hoàn tất tạo hình hậu môn.
Phẫu thuật: Trường hợp rò hậu môn (Loại 4)
Ở trường hợp này đường mổ ở bụng để tách rời trực tràng với đường sinh dục. Và nối ruột với đoạn trực tràng
- Đây là dạng dị tật phức tạp nhất
-Bước 1: Đường rạch giữa đáy chậu, kéo dài từ hậu ôn đến âm hộ
-Bước 2: Tìm đường rò, cắt bỏ. Ống trực tràng và âm đạo được khâu tách biệt bằng chỉ đơn sợi tự tiêu cỡ 3/0 – 4/0 (Nếu kết hợp với loại 2 và 3, thực hiện phẫu thuật tạp hình hậu môn như trên)
Đường dò được được tìm thấy thông qua đường rạch giữa đáy chậu kéo dài từ hậu môn đến âm hộ. Đưa pank xuyên qua đường dò để định hình
Đường dò được giữ bằng pank mạch máu (pank cong) và bóc tách ra khỏi thành âm đạo.
Đầu tận của đường dò được khâu cố định vào vị trí cơ thắt hậu môn ngoài. Niêm mạc âm đạo được đóng bằng mũi khâu đơn
Chăm sóc hậu phẫu
-
Giảm đau bằng opioid trong 1 tuần đầu.
-
Thuốc nhuận tràng: lactulose.
-
Thuốc tăng nhu động ruột: cisapride.
-
Tránh thụt hậu môn nhiều lần, có thể hỗ trợ bằng cách lấy phân bằng tay nếu táo bón.
-
Hầu hết động vật sẽ đi ngoài được trong vài ngày sau mổ.
- Kháng sinh dự phòng: Dùng Cefotixin 20 mg/kg tĩnh mạch trước gây mê.
Biến chứng sau mổ:
-
Các biến chứng thường gặp:
-
Đại tiện không tự chủ: có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn.
-
Rặn nhưng không đi đại tiện được hoặc ra ít, hở vết mổ, sau khi phẫu thuật bị tái hẹp, liệt đại tràng hoặc phình đại tràng, sa trực tràng.
-
-
Nguyên nhân đại tiện không tự chủ: do bất sản cơ thắt hậu môn ngoài hoặc tổn thương thần kinh khi mổ.
EduVET – Đào tạo bác sĩ thú nhỏ – Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo:
-
Fossum TW. Small Animal Surgery, 5th ed. Elsevier, 2019.
-
Evans HE, de Lahunta A. Miller’s Anatomy of the Dog, 4th ed. Elsevier, 2013.
-
Krahwinkel DJ, Boothe HW. “Congenital Disorders of the Rectum and Anus”, in: Textbook of Small Animal Surgery, 3rd ed. Slatter D., Elsevier, 2003.
-
Papazoglou LG, Patsikas MN, Rallis T. “Atresia ani in dogs and cats: pathogenesis, diagnosis and treatment.” Compendium on Continuing Education for the Practicing Veterinarian, 2001.