Chỉ định sử dụng thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu được sử dụng trong các trường hợp sau:
-
Bệnh tim: Nguy cơ hình thành cục máu đông cao do máu chảy chậm.
-
Bệnh tự miễn: Viêm, tổn thương mạch máu, ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu.
-
Mất protein qua thận: Giảm protein chống đông, tăng độ nhớt máu.
-
Tăng tiểu cầu: Do bệnh tự miễn, rối loạn tủy xương, thiếu sắt, rối loạn chức năng tiểu cầu, nguy cơ tập kết tiểu cầu cao.
-
Nhiễm trùng huyết và đông máu nội mạch lan tỏa: Viêm nặng, viêm toàn thân, suy tim làm chảy máu chậm, tăng nguy cơ huyết khối.
-
Sau phẫu thuật có nguy cơ gây huyết khối cao: Phẫu thuật thay thế khớp, phẫu thuật chân, hoặc phẫu thuật lớn ở nội tạng.
Các loại thuốc chống đông máu và liều dùng
1. Aspirin
-
Cơ chế: Ức chế enzyme cyclooxygenase, giảm tổng hợp thromboxane A2, từ đó ức chế kết tập tiểu cầu.
-
Liều dùng:
-
Chó: 0.5–10 mg/kg, uống mỗi 24 giờ.
-
Mèo: Không khuyến khích sử dụng do nguy cơ tác dụng phụ cao.
-
-
Tác dụng phụ: Kích ứng dạ dày, nguy cơ loét dạ dày.
-
Chống chỉ định: Loét dạ dày, rối loạn chảy máu, suy thận, thú mang thai.
2. Clopidogrel
-
Cơ chế: Chất đối kháng thụ thể P2Y12 của ADP, ức chế kết tập tiểu cầu.
-
Liều dùng:
-
Chó: 1.1–3 mg/kg, uống mỗi 24 giờ.
-
Mèo: 18.75 mg/con, uống mỗi 24 giờ.
-
-
Tác dụng phụ: Chảy máu, nôn mửa.
-
Chống chỉ định: Bệnh gan nặng, loét dạ dày ruột.
3. Warfarin
-
Cơ chế: Chất đối kháng vitamin K, ức chế tổng hợp các yếu tố đông máu II, VII, IX và X.
-
Liều dùng:
-
Chó và Mèo: 0.1–0.2 mg/kg, uống mỗi 24 giờ.
-
-
Tác dụng phụ: Chảy máu, nướu nhợt nhạt.
-
Chống chỉ định: Phình động mạch, huyết áp cao, bệnh gan, thận.
Lưu ý khi sử dụng thuốc chống đông máu
-
Giám sát điều trị: Cần theo dõi các dấu hiệu chảy máu, kiểm tra công thức máu định kỳ để điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp.
-
Tương tác thuốc: Tránh sử dụng đồng thời với các thuốc ảnh hưởng đến đông máu khác nếu không có chỉ định cụ thể.
-
Thời gian ngừng thuốc trước phẫu thuật: Nên ngừng aspirin và clopidogrel ít nhất 5–7 ngày trước khi thực hiện phẫu thuật để giảm nguy cơ chảy máu
Quá trình hình thành cục máu đông ở chó mèo

Cục máu đông là khối máu đông đặc được hình thành bên trong lòng mạch, có thể gây tắc mạch và đe dọa tính mạng nếu di chuyển đến các cơ quan quan trọng như tim, phổi hoặc não. Trường hợp nặng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc tử vong đột ngột.
Các bước hình thành cục máu đông:
-
Kích hoạt tiểu cầu
-
Khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, collagen và các yếu tố kích hoạt đông máu sẽ được lộ ra.
-
Các chất như ADP, serotonin, thrombin và thromboxane A2 được giải phóng, khởi động quá trình kết tập tiểu cầu và co mạch.
-
-
Thay đổi hình dạng và kết dính tiểu cầu
-
Tiểu cầu thay đổi hình dạng, trở nên “gai góc” và có khả năng bám dính mạnh.
-
Các tiểu cầu dính vào nhau và kết dính với hồng cầu thông qua các phân tử kết nối, tạo thành mạng lưới tiểu cầu.
-
-
Tạo khối máu đông
-
Các yếu tố đông máu trong huyết tương được hoạt hóa, đặc biệt là fibrinogen sẽ chuyển thành fibrin.
-
Fibrin tạo thành mạng lưới bao bọc các tiểu cầu và hồng cầu, hình thành nên cục máu đông ổn định.
-
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo
-
Goggs R, Bacek L, Bianco D, et al. Consensus on the Rational Use of Antithrombotics in Veterinary Critical Care (CURATIVE): Domain 2—Defining rational therapeutic usage. J Vet Emerg Crit Care (San Antonio). 2019;29(1):49-59.
-
Merck Veterinary Manual. Antithrombotic Drugs.
-
Sharp CR, deLaforcade AM, Koenigshof AM, et al. Consensus on the Rational Use of Antithrombotics in Veterinary Critical Care (CURATIVE): Domain 4—Refining and monitoring antithrombotic therapies. J Vet Emerg Crit Care (San Antonio). 2019;29(1):75-87.
1 ý kiến cho "Cách sử dụng các thuốc chống đông máu ở chó mèo"