Sốc phản vệ ở chó mèo: Cơ chế, triệu chứng và điều trị bằng adrenalin

Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng có ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Sốc phản vệ xảy ra đột ngột sau khi cơ thể tiếp xúc với chất gây dị ứng có thể gây sốc, huyết áp giảm đột ngột, bít hẹp đường thở gây khó thở và dẫn đến ngừng hô hấp – tuần hoàn.

 


Cơ chế 

Sốc phản vệ là phản ứng quá mẫn loại I, trong đó:

  1. Tiếp xúc lần đầu: Hệ thống miễn dịch nhận diện chất gây dị ứng và sản xuất kháng thể IgE.

  2. Tiếp xúc lần sau: IgE gắn vào bề mặt của tế bào mast và bạch cầu ái kiềm.

  3. Giải phóng chất trung gian: Khi tiếp xúc lại với chất gây dị ứng, các tế bào này giải phóng histamin và các chất trung gian khác, gây ra các triệu chứng lâm sàng.

Histamin và các chất trung gian khác gây giãn mạch, tăng tính thấm mạch máu, co thắt cơ trơn và kích thích thần kinh, dẫn đến các triệu chứng của sốc phản vệ.

=> Trong những trường hợp bị sốc phản vệ, lựa chọn tối ưu nhất để điều trị là adrenalin.


Điều trị: Epinephrine (adrenalin)

Epinephrine (adrenalin) là thuốc lựa chọn hàng đầu trong điều trị sốc phản vệ:

  • Tác dụng trên thụ thể α-1: Gây co mạch, tăng huyết áp, giảm phù nề đường thở.

  • Tác dụng trên thụ thể β-1: Tăng nhịp tim và lực co bóp cơ tim.

  • Tác dụng trên thụ thể β-2: Giãn phế quản, ổn định tế bào mast, giảm giải phóng histamin.

Liều dùng adrenallin : 0,01 mg/kg tiêm bắp, có thể lặp lại sau 5–15 phút nếu cần thiết.

Hỗ trợ điều trị và chăm sóc

  • Truyền dịch tĩnh mạch: Duy trì huyết áp và tưới máu.

  • Oxy liệu pháp: Hỗ trợ hô hấp.

  • Thuốc kháng histamin: Diphenhydramine (H1), famotidine (H2).

  • Corticosteroids: Giảm viêm và ngăn ngừa phản ứng muộn.

  • Giãn phế quản: Albuterol, terbutaline nếu có co thắt phế quản.

Việc điều trị cần được thực hiện nhanh chóng để giảm thiểu nguy cơ tử vong.


Xử lý sốc phản vệ ở chó mèo theo mức độ triệu chứng

Mức độ Triệu chứng lâm sàng Hướng xử lý
Nhẹ – Ngứa, mẩn đỏ
– Sưng mặt nhẹ
– Nôn 1–2 lần
– Diphenhydramine (1–2 mg/kg IM/SC)
– Theo dõi sát
– Không cần truyền dịch
Trung bình – Sưng mặt lan rộng
– Tiêu chảy, nôn nhiều
– Yếu, tụt nhẹ huyết áp
– Epinephrine 0,01 mg/kg IM
– Truyền dịch đẳng trương (NaCl 0.9% hoặc Ringer’s)
– Corticoid hỗ trợ (dexamethasone hoặc prednisolone)
Nặng – nguy kịch – Khó thở, thở khò khè
– Hạ huyết áp rõ
– Ngất, co giật, mất ý thức
– Epinephrine 0,01 mg/kg IM hoặc IV (nếu có theo dõi)
– Oxy liệu pháp
– Truyền dịch bolus
– Giãn phế quản (albuterol, terbutaline)
– ICU nếu có điều kiện

Lưu ý khi dùng Adrenalin (Epinephrine):

  • Liều: 0,01 mg/kg tiêm bắp là lựa chọn đầu tiên

  • Có thể lặp lại sau 5–15 phút nếu triệu chứng không cải thiện

  • Chỉ tiêm IV trong trường hợp nguy kịch và có theo dõi sát mạch – huyết áp

  • Luôn sẵn sàng hồi sức (đặt ống thở, truyền dịch sốc, thuốc hỗ trợ tim phổi)

 


Nguyên nhân phổ biến

Nguyên nhân Cụ thể
Côn trùng đốt Ong, kiến, ve
Thuốc Kháng sinh (penicillin), NSAIDs, thuốc gây mê, thuốc cản quang
Vắc-xin Vắc-xin phòng bệnh (đặc biệt là mũi đầu hoặc khi tiêm không đúng kỹ thuật)
Thực phẩm Thức ăn có chứa protein lạ, phụ gia gây dị ứng
Truyền máu Phản ứng với máu không tương thích hoặc huyết thanh dị loài

 

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

 

Tài liệu tham khảo

  • Shmuel DL, Cortes Y. “Anaphylaxis in dogs and cats.” J Vet Emerg Crit Care. 2013;23:377–394.

  • MSPCA-Angell. “Anaphylaxis in Dogs and Cats.”

  • DVM360. “Navigating canine anaphylaxis.”

  • Merck Veterinary Manual. “Hypersensitivity Diseases in Animals.”

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay