Tiêu chảy mạn tính là gì?
Tiêu chảy mãn tính là tình trạng phân lỏng kéo dài trên 2 tuần, có thể xảy ra liên tục hoặc từng đợt, thường khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát.
- Giống chó Béc giê Đức – có nguy cơ cao bị tiêu chảy mãn tính do di truyền (khoảng 6–15% trong giống này)
Nguyên nhân thường gặp
Nguyên nhân | Đặc điểm lâm sàng điển hình |
---|---|
Ăn quá nhiều, rối loạn hấp thu | Ăn lượng lớn hoặc ruột hấp thu kém dù khẩu phần bình thường → phân nát, khối lớn, nhiều. |
Viêm toàn bộ đường ruột mãn tính / Hội chứng ruột kích thích (IBS) | Sau khi ăn vài phút là đi ngoài → nhu động ruột tăng, phân mềm, có thể kèm chất nhầy. |
Rối loạn hệ vi sinh ruột | Sau đợt dùng kháng sinh kéo dài, hoặc ăn thức ăn ôi thiu. Đáp ứng nhanh với Metronidazole → tiêu chảy hết trong 1–2 ngày. |
Dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm | Tiêu chảy kéo dài, không dứt nếu vẫn tiếp tục ăn loại thức ăn gây dị ứng (gà, bò, ngũ cốc…). |
Miễn dịch ruột chưa hoàn thiện (thú < 4 tháng tuổi) | Dễ tái đi tái lại tiêu chảy, đặc biệt sau thay đổi thức ăn, môi trường hoặc stress nhẹ. |
Khối u đại tràng | Thường gặp ở thú lớn tuổi, điều trị không đáp ứng, không tìm thấy nguyên nhân rõ ràng, phân có thể có máu, chất nhầy. |
Chẩn đoán và điều trị trong thực tế lâm sàng

-
Loại trừ các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: test Parvo, FPV, FIP, Giardia, Cryptosporidium.
-
Dùng kháng sinh thử nghiệm:
-
Dùng Metronidazole (10–25 mg/kg, PO, BID) trong 5–7 ngày.
-
Nếu cải thiện → nghi ngờ nguyên nhân do viêm ruột kích thích (IBD) hoặc loạn khuẩn ruột
-
Nếu ngưng thuốc và tiêu chảy tái phát → có thể cần điều trị duy trì dài hạn
-
-
Thử sử dụng kháng viêm nhẹ:
-
Prednisolone (0.5–1 mg/kg/ngày) dùng trong 7–10 ngày.
-
Nếu cải thiện → hỗ trợ chẩn đoán Hội chứng ruột kích thích (IBD) hoặc viêm ruột mãn tính
-
-
Thay đổi khẩu phần ăn:
-
Dùng thức ăn thủy phân hoặc thức ăn mới con vật chưa từng ăn
-
Thử ít nhất 3–6 tuần, không ăn vặt, không thay đổi thức ăn khác trong quá trình thử.
-
-
Bổ trợ tiêu hóa:
-
Probiotics (Bacillus spp., Enterococcus faecium),
-
Men tiêu hóa (pancreatic enzymes),
-
Tanin hoặc thảo dược làm se niêm mạc ruột,
-
Thuốc đông y bài thuốc tráng ruột (tùy kinh nghiệm).
-
-
Nếu loại trừ tất cả các nguyên nhân trên → có thể chẩn đoán là tiêu chảy vô căn và điều trị triệu chứng kéo dài.
Phòng ngừa tiêu chảy mãn tính chó mèo

-
Kiểm soát chế độ ăn:
-
Không thay đổi khẩu phần đột ngột.
-
Tránh thức ăn dễ gây dị ứng: gà, bò, ngũ cốc…
-
-
Tiêm ngừa đầy đủ: Phòng các bệnh tiêu hóa như Parvo, FPV.
-
Không lạm dụng kháng sinh: Giữ hệ vi sinh ổn định.
-
Quản lý stress và môi trường sống ổn định.
-
Tẩy giun định kỳ: mỗi 3–6 tháng.
-
Theo dõi phân thường xuyên: để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET – Sđt/Zalo 08 6712 6712 để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo
-
Washabau RJ & Day MJ. (2013). Canine and Feline Gastroenterology. Saunders.
-
Hall EJ, German AJ. (2020). Small Animal Clinical Nutrition, 6th ed.
-
Cerquetella M, et al. (2010). “Inflammatory bowel disease in dogs and cats: current perspectives on etiopathogenesis, diagnosis and therapy.” Vet Med: Research and Reports, 1:45–60.
-
Jergens AE. (2012). “Diagnosis and management of chronic enteropathies in dogs and cats.” Vet Clin North Am Small Anim Pract, 42(2):437–456.