TỔNG QUAN VỀ XOẮN DẠ DÀY CHÓ MÈO
- Là tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạnh Dạ dày bị giãn căng do tích tụ khí, sau đó xoắn quanh trục, làm tắc nghẽn lối vào (thực quản) và lối ra (tá tràng). Áp lực trong ổ bụng tăng cao gây giảm hồi lưu tĩnh mạch chủ, dẫn đến sốc giảm thể tích, suy tuần hoàn, hoại tử mô và tử vong nếu không xử lý kịp thời.
Giải phẫu dạ dày chó mèo
Những con có tỉ lệ xoắn dạ dày cao
- giống lớn, ngực sâu như: Béc giê Đức, Rottweiler, Golden Retriever, Doberman,…
- Di truyền: (VD: Con bố mẹ từng bị xoắn dạ dày)
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt: Cho ăn 1 bữa lớn/ngày, ăn nhanh, stress, sợ hãi, hạt kém chất lượng, tăng kích thước gan, giãn dây chằng dạ dày.
Cơ chế Xoắn dạ dày
- A. Môn vị (phần nối dạ dày với ruột non) bắt đầu dịch chuyển xuống bụng dưới và lệch sang bên trái. Đây là dấu hiệu bắt đầu của hiện tượng xoắn dạ dày.
- B. Tiền triển: Dạ dày giãn căng do khí, đồng thời xoắn mạnh hơn, môn vị rời xa vị trí bình thường.
- C. Xoắn hoàn toàn (180 độ) Môn vị nằm phía trái đường giữa, gần thân vị, tạo thành nếp gấp gây tắc hai đầu → Sự xoắn này khiến dạ dày bị gấp lại, tạo ra hai điểm tắc nghẽn: một ở lối vào (gần thực quản), một ở lối ra (gần tá tràng). Hơi và dịch không thể thoát ra ngoài, gây tắc nghẽn hoàn toàn.
- D. Giai đoạn muộn: Dạ dày tiếp tục giãn căng hơn nữa vì khí không thoát ra được. Lúc này, máu không thể lưu thông đến thành dạ dày, gây ra thiếu máu cục bộ và hoại tử mô. Nếu không được phẫu thuật can thiệp kịp thời, dạ dày có thể bị vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc, suy đa cơ quan và tử vong.
Một số nguy cơ và lưu ý khi phẫu thuật xoắn dạ dày ở chó mèo
1.Rò rỉ dịch vị
Dịch vị (axit dạ dày và enzyme tiêu hóa) nếu rò rỉ ra ổ bụng sẽ gây viêm phúc mạc nặng, dễ dẫn đến nhiễm trùng
2. Khó quan sát
Dạ dày nằm ở vùng bụng trước, ẩn dưới khung xương sườn → khó quan sát
3.Dây chằng
Dây chằng gan – dạ dày và Dây chằng gan – tá tràng → Hai dây chằng này giữ dạ dày cố định, khiến khó lật lên để quan sát mặt sau. Tuy nhiên, có thể cắt cẩn thận hai dây chằng này để tạo thêm không gian thao tác.
CÁC BƯỚC MỔ DẠ DÀY
1. ĐƯỜNG MỔ


-Đường mổ giữa bụng – đường mổ tiêu chuẩn thường được áp dụng nhất kéo từ mỏm kiếm xương ức → phía sau rốn
-Đường mổ cạnh sườn – Lựa chọn bổ sung trong một số trường hợp đặc biệt như:
- Chó có ngực sâu – hẹp, khó tiếp cận từ đường giữa
-
Xoắn không hoàn toàn, chỉ cần xử lý cục bộ
-
Tổn thương vùng hoành
-
Tái mổ sau khi đường giữa đã bị mô sẹo dính
Chú ý để tránh nhiễm trùng khi phẫu thuật
- Đặt gạc phẫu thuật đã nhúng dung dịch muối và povidine
- Rửa ổ bụng bằng nước muối sinh lý, au đó hút sạch sau khi hoàn tất ( nhiệt độ dung dịch khuyến nghị từ 37°C – 39°C
2.1 PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH DẠ DÀY BẰNG ĐƯỜNG RẠCH (Incisional Gastropexy)
-Mục đích:
Xử lý xoắn dạ dày bằng cách cố định dạ dày vào thành bụng, giữ đúng vị trí giải phẫu. Phương pháp này bác sĩ sẽ tạo 2 vết thương ở dạ dày và thành bụng sau đó khâu cố định hai vị trí lại với nhau
-Mô tả kỹ thuật
Bước 1: Tạo vết rạch trên dạ dày
-
Vị trí: vùng hang môn vị
-
Rạch nông qua lớp thanh mạc – cơ, không rạch vào lớp niêm mạc để tránh thủng dạ dày
-
Dùng tay nâng dạ dày lên để dễ dàng thao tác
Bước 2: Rạch trên thành bụng
-
Vị trí: cách xương sườn cuối khoảng 2–3 cm, tránh rạch quá cao để không làm thủng cơ hoành → tràn khí màng phổi
-
Ướm trước vị trí dạ dày để xác định điểm rạch chính xác
Bước 3: Khâu cố định
-
Dùng chỉ đơn sợi tự tiêu 2-0 hoặc 3-0
-
Khâu liên tục bắt đầu từ mép gần vết rạch, cố định dạ dày vào thành bụng chắc chắn
-Hình ảnh mô tả
- A. Rút banh bụng ra để dễ quan sát:
Trước tiên, rút dụng cụ banh bụng ra để có tầm nhìn tốt hơn vào vùng mổ, đặc biệt khi thao tác gần bờ dưới xương sườn.
- B. Rạch cơ bụng ngang bên phải:
Xác định lại chính xác vị trí giải phẫu, sau đó rạch qua lớp cơ bụng ngang bên phải, ngay dưới xương sườn cuối, để tiếp cận dạ dày.
- C. Rạch dạ dày
Rạch nhẹ qua lớp thanh mạc và cơ dạ dày. Lúc này, lớp niêm mạc bên trong sẽ tự phồng lên, do chứa khí hoặc dịch.
→ Không rạch sâu vào niêm mạc, để tránh làm thủng toàn bộ thành dạ dày
- D. Khâu cố định dạ dày vào thành bụng:
Dùng mũi khâu liên tục để khâu dạ dày vào thành bụng, giúp giữ dạ dày ở đúng vị trí.
→ Ưu tiên khâu mép lưng trước (mép xa tầm mắt) để cố định mô chắc chắn và dễ quan sát hơn khi khâu tiếp các mép còn lại.
2.2 PHƯƠNG PHÁP CỐ ĐỊNH DẠ DÀY TRONG THOÁT VỊ HOÀNH (Belt-Loop Gastropexy)
Thoát vị hoành là tình trạng trong đó một phần của dạ dày bị đẩy lên khỏi ổ bụng, lọt qua lỗ thực quản trên cơ hoành, đi vào lồng ngực. Cũng được dùng khi xoắn dạ dày tái phát
- Kỹ thuật: tương tự phương pháp cố định ở trên nhưng thực hiện ở bên trái
-Mô tả kỹ thuật
Đây là biến thể nâng cao của Incisional Gastropexy – cố định dạ dày bằng vết rạch , trong đó bác sĩ tạo một vạt mô từ dạ dày (vùng hang môn vị) rồi luồn vạt này qua một “vòng đai” trên thành bụng để cố định dạ dày chắc chắn hơn.
Bước 1: Tạo vạt dạ dày
-
Chọn vị trí ở vùng bờ cong lớn của dạ dày (gần hang môn vị).
- Rạch tạo vạt hình chữ nhật và tách thanh mạc ra khỏi niêm mạc
Bước 2: Tạo “vòng đai” trên thành bụng:
-
Trên thành bụng (gần xương sườn cuối), rạch hai đường song song và tách thanh mạc khỏi niêm mạc → tạo thành “vòng đai” để luồn vạt dạ dày qua
Bước 3: Luồn vạt dạ dày qua vòng đai:
-
Giữ dạ dày áp sát thành bụng, có thể dùng chỉ giữ nhẹ ở đầu vạt để hỗ trợ kéo vạt dạ dày đi qua đường hầm trên thành bụng.
4. Khâu cố định vạt trở lại dạ dày:
-
Sau khi đã luồn qua vòng đai, đặt lại vạt dạ dày về đúng vị trí ban đầu.
-
Dùng chỉ đơn sợi tự tiêu (cỡ 2-0 hoặc 3-0) để khâu vạt dính trở lại mặt dạ dày, bằng mũi khâu đơn hoặc khâu liên tục tùy theo thói quen người mổ.
– Hình ảnh mô tả
-
A: Tạo vạt thanh mạc – cơ từ vùng hang vị, chứa nhánh mạch máu vị – mạc nối.
-
B: Tạo đường rạch song song ở cơ bụng ngang.
-
C: Luồn vạt dạ dày qua vòng đai – giữ dạ dày sát thành bụng để hạn chế tổn thương vạt. Khâu cố định lại như ban đầu.
EduVET – Đào tạo bác sĩ thú nhỏ – Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo:
-
Fossum TW. Small Animal Surgery, 5th Edition. Elsevier, 2018.
-
Bojrab MJ. Current Techniques in Small Animal Surgery, 4th Edition.
-
Brourman JD et al. Risk Factors for GDV. JAVMA, 1996.
-
Levine GD et al. Evaluation of Belt-loop Gastropexy. JAAHA, 2010.
-
Glickman LT et al. Non-dietary risk factors for GDV. JAAHA, 1997.