1. LIDOCAIN
Lidocain là thuốc gây tê tại chỗ thuộc nhóm amide, được sử dụng rộng rãi trong thực hành thú y thú nhỏ. Nhờ tác dụng khởi phát nhanh, hiệu quả giảm đau rõ rệt và giá thành hợp lý, Lidocain không chỉ được dùng trong các thủ thuật gây tê đơn giản mà còn đóng vai trò trong kiểm soát đau hậu phẫu, điều trị loạn nhịp tim, chống viêm và hỗ trợ phục hồi. Bài viết này nhằm hệ thống lại các tác dụng sinh lý, cách sử dụng an toàn, liều lượng và ứng dụng lâm sàng của Lidocain, giúp bác sĩ thú y áp dụng hiệu quả trong các tình huống điều trị thực tế hàng ngày.
2. ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
2.1.Gây tê tại chỗ – Tác dụng chính
– Tiêm Lidocain pha loãng quanh vết mổ, gây tê mổ áp-xe
-
Thực tế: Bác sĩ thường có thói quen tưới trực tiếp lên vết thương, nhưng hiệu quả không cao do hấp thu kém qua da.
-
Khuyến cáo: Pha loãng Lidocain tỉ lệ 1:5 (Lidocain:nước cất) và tiêm dưới da vùng mép vết mổ trước khi rạch để gây tê hiệu quả hơn.
Liều dùng gây tê tại chỗ:
Chó, mèo: 2–4 mg/kg SC hoặc vùng tiêm
Tổng liều tối đa: 6–8 mg/kg (không vượt quá)
Lưu ý: Không tiêm trực tiếp vào mạch máu; tránh tiêm quá sâu vào cơ hoặc gần thần kinh trung ương.
– Giảm phản xạ ho – giãn phế quản
-
Lidocain IV hoặc dạng khí dung giúp:
-
Ức chế phản xạ ho
-
Giảm co thắt phế quản
→ Dùng hỗ trợ khi đặt ống nội khí quản, viêm khí – phổi mãn.
-
Liều IV: 1–2 mg/kg chậm
Khí dung: dùng Lidocain 2% pha loãng hít qua máy xông khí
Rửa ổ viêm – rửa vết thương
-
Dùng Lidocain pha loãng để rửa ổ viêm hoặc vết thương giúp:
-
Giảm đau tại chỗ
-
Giảm co thắt mạch máu
-
Hỗ trợ lành thương
-
-
Tuy nhiên, không nên dùng cho vết thương hở lớn hoặc sâu vì có thể gây hấp thu toàn thân quá mức → ngộ độc.
Gây tê tủy sống
- Ức chế dẫn truyền cảm giác đau, áp lực và nhiệt từ rễ thần kinh lưng – cùng → giúp thực hiện các phẫu thuật vùng chi sau, chậu, hậu môn mà không cần thuốc mê toàn thân.
Bôi tại chỗ, miếng dãn
-
Cơ chế: Lidocain thấm tại chỗ vào mô da, không hấp thu nhiều vào máu.
-
Tác dụng: Giảm đau tại chỗ hiệu quả, duy trì trong 48–72 giờ.
-
Ứng dụng:
-
Đau cơ xương khớp
-
Đau vùng vết mổ nhỏ hoặc đau do viêm da
-
Lưu ý sử dụng:
Dán gần vị trí đau
Không để thú cưng liếm hoặc gặm → ngộ độc
Không dùng cho da trầy loét
Bơm Lidocain vào ổ bụng khi mổ

-
Pha Lidocain với NaCl 0.9% hoặc Lactated Ringer’s và bơm vào ổ bụng khi phẫu thuật.
-
Mục tiêu: giảm đau sau mổ, giảm stress – viêm, hỗ trợ phục hồi nhanh.
Pha loãng: 0.05 – 0.1% Lidocain
Liều tổng: không vượt quá 6–8 mg/kg/con/ngày
2.2 Phong bế thần kinh ngoại biên
Tiêm Lidocain gần các dây thần kinh ngoại biên để chặn dẫn truyền cảm giác ở một vùng cơ thể cụ thể.

Ứng dụng lâm sàng:
-
Phong bế thần kinh xương hàm dưới (chó bị gãy răng hoặc nhổ răng nanh)
-
Phong bế thần kinh trụ, thần kinh quay trước khi cắt cụt chi/móng
-
Phong bế thần kinh đùi – thần kinh tọa trước phẫu thuật chân sau
-
Gây tê các chi trước hoặc chi sau trong phẫu thuật chỉnh hình
Ưu điểm:
-
Gây tê sâu và khu trú
-
Giảm cần sử dụng thuốc mê toàn thân
Thường kết hợp với thuốc tê tác dụng kéo dài như bupivacain để tăng thời gian tác dụng.
2.3. Chống viêm – giảm sưng
-
Lidocain có tác dụng chống viêm nhẹ, nhờ:
-
Ức chế các cytokine viêm (IL-1, IL-6, TNF-α)
-
Giãn mạch nhẹ → tăng cung cấp oxy, yếu tố miễn dịch và thực bào tại chỗ
-
Giảm stress phẫu thuật, giảm đau hậu phẫu
-
→ Ứng dụng hiệu quả trong:
-
Viêm tụy cấp
-
Phẫu thuật lớn vùng bụng – xương
-
Nhiễm trùng huyết
Dạng dùng: truyền tĩnh mạch liên tục (CRI)
2.4. Chống loạn nhịp tim
-
Tác dụng nhanh, chủ yếu trên tâm thất.
-
Chỉ định: ngoại tâm thu thất, rung thất, nhịp nhanh thất.
Liều dùng trong cấp cứu:
Bolus: 1–2 mg/kg IV (có thể lặp lại sau 10–15 phút)
Truyền duy trì (CRI): 25–50 mcg/kg/phút
2.5. Giảm đau toàn thân khi truyền TM (Lidocaine CRI)
-
Truyền TM liều thấp giúp:
-
Giảm đau hậu phẫu
-
Giảm liều thuốc mê/opioid
-
Hạn chế liệt ruột sau mổ
-
-
Đặc biệt hiệu quả trong:
-
Viêm tụy
-
Mổ bụng lớn
-
Chấn thương nặng
-
Liều CRI:
Khởi đầu: 1–2 mg/kg IV bolus
Truyền duy trì: 25–50 mcg/kg/phút, tối đa 6 giờ
3. CẢNH BÁO VÀ TÁC DỤNG PHỤ
Nguyên nhân | Biểu hiện ngộ độc Lidocain |
---|---|
Quá liều, hấp thu quá nhanh qua mô | Lú lẫn, run cơ, nôn mửa, tụt huyết áp, co giật |
Dùng gần mạch lớn hoặc mô bị viêm | Gây hấp thu nhanh → tăng độc tính |
Truyền tĩnh mạch quá liều | Loạn nhịp tim, suy hô hấp, tử vong |
4. TỔNG KẾT ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
Tác dụng | Ứng dụng lâm sàng | Liều khuyến cáo |
---|---|---|
Gây tê – Giảm đau | Tiêm tại chỗ, quanh vết mổ | 2–4 mg/kg (tối đa 6–8 mg/kg/ngày) |
Giảm đau toàn thân | Truyền TM liên tục (CRI) | 25–50 mcg/kg/phút |
Chống loạn nhịp | Rối loạn nhịp thất | 1–2 mg/kg IV bolus |
Chống viêm | Viêm tụy, phẫu thuật lớn, nhiễm trùng huyết | Dạng CRI như trên |
Giảm phản xạ ho | Đặt nội khí quản, viêm khí quản | 1–2 mg/kg IV hoặc khí dung |
Bơm vào ổ bụng | Giảm đau sau mổ bụng | 0.05–0.1% Lidocain, không vượt quá 6–8 mg/kg/ngày |
Rửa ổ viêm | Ổ viêm nông, vết thương nhỏ | Dùng pha loãng, tránh vết thương lớn |
Miếng dán | Giảm đau tại chỗ | 1 miếng/ngày, tránh vùng tổn thương hở |
Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-
Papich MG. Saunders Handbook of Veterinary Drugs, 4th ed. Elsevier, 2016.
-
Plumb DC. Plumb’s Veterinary Drug Handbook, 9th ed. Wiley-Blackwell, 2018.
-
Valverde A. (2010). “Perioperative use of local anesthetics in dogs and cats.” Vet Clin North Am Small Anim Pract 40(3): 515–528.
-
Brondani JT et al. (2012). “Analgesic effects of intra-abdominal lidocaine in dogs undergoing ovariohysterectomy.” Vet Anaesth Analg 39(5): 542–553.
-
Boscan P, Monnet E, Twedt DC, et al. (2011). “Effect of intravenous lidocaine on visceral pain responses and recovery from ovariohysterectomy in dogs.” Vet Surg 40(5): 544–555.
-
Grimm KA, Lamont LA, Tranquilli WJ. Veterinary Anesthesia and Analgesia, 5th ed. Wiley-Blackwell, 2020.