Nguyên nhân và cách điều trị VIÊM TAI GIỮA CHÓ MÈO

NGUYÊN NHÂN

1. Viêm tai ngoài không điều trị → lan vào tai giữa

    • Là nguyên nhân phổ biến nhất.

    • Tai ngoài bị viêm do: vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng, dị ứng, ẩm ướt lâu ngày,…

  • Nếu kéo dài hoặc điều trị không đúng cách → vi khuẩn xuyên qua màng nhĩ → viêm tai giữa.

2. Tắc vòi nhĩ / viêm hầu họng lan ngược lên tai

  • Vòi nhĩ là ống thông giữa tai giữa và vùng hầu họng.

  • Chó mèo bị viêm họng, viêm xoang, viêm amidan (ở chó con), cúm virus → gây sưng niêm mạc vòi nhĩ → tắc nghẽn → dịch không thoát được → môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong tai giữa.

3. Chấn thương – tổn thương màng nhĩ

    • Do vệ sinh tai quá sâu, dị vật trong tai, chó gãi tai mạnh → rách màng nhĩ.

    • Màng nhĩ bị thủng → tạo điều kiện vi khuẩn từ tai ngoài xâm nhập vào tai giữa..

4. Khối u hoặc polyp vùng tai giữa / tai ngoài

    • Ở chó, polyp tai giữa (u lành dạng sợi mô) rất thường gặp ở mèo con.

    • Phát triển âm thầm trong ống tai giữa → viêm mạn tính, dai dẳng, tái đi tái lại.

  • Có thể gây chảy mủ, nghiêng đầu, liệt mặt (nếu chèn ép thần kinh sọ).

5. Yếu tố giống loài và cơ địa

  • Các giống chó có ống tai hẹp, lông dày như Cocker Spaniel, Bulldog, Poodle dễ bị viêm tai ngoài → nguy cơ lan sang tai giữa cao hơn.

  • Dị ứng da (atopy), dị ứng thức ăn, hoặc rối loạn miễn dịch cũng là yếu tố nền dễ gây viêm tai giữa thứ phát.


ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA TRÊN CHÓ MÈO

1. Điều trị tổng thể

1.1. Vệ sinh tai / Rửa tai

  • Cực kỳ quan trọng để loại bỏ mủ, mảnh vụn, giúp thuốc thẩm thấu tốt.

  • Loại bỏ bụi bẩn, lông tai trước,   sau đó có thể dùng TrisEDTA (Tromethamine-EDTA) để ngâm tai trước khi dùng thuốc, hoặc thay thế bằng dung dịch nhỏ tai như Vimedim,…

1.2. Thuốc bôi tại chỗ

  • Chỉ định khi có viêm tai ngoài kèm theo.

  • Ưu điểm: đạt nồng độ kháng sinh cao tại chỗ → hiệu quả hơn với vi khuẩn đề kháng.

  • Kháng khuẩn: Fusidic acid, Framycetin, Gentamicin, Neomycin, Florfenicol, Marbofloxacin, Orbifloxacin, Polymyxin B.

  • Chống nấm: Clotrimazole, Miconazole, Nystatin.

  • Corticoid: Dexamethasone, Fluocinolone – giúp giảm viêm tại chỗ.

1.3. Thuốc toàn thân

  • Cần thiết khi viêm lan rộng hoặc tai tổn thương nặng.

  • Kháng sinh nên chọn theo kháng sinh đồ:

    • Fluoroquinolone: Enrofloxacin, Marbofloxacin.

    • Cephalosporin: Cephalexin.

  • Nếu có Malassezia → dùng thêm kháng nấm toàn thân: Itraconazole, Fluconazole, Ketoconazole.

1.4. Thuốc chống viêm

  • Corticosteroid toàn thân: Prednisone, Triamcinolone – giảm viêm, tiết dịch trong tai giữa.

  • NSAIDs có thể dùng thay thế nhưng không kết hợp với corticosteroid.

1.5. Giảm đau

  • Gabapentin hoặc Tramadol thường được chỉ định để kiểm soát đau.

1.6. Can thiệp phẫu thuật

  • Trường hợp nặng, điều trị nội khoa không đáp ứng → có thể phải cắt bỏ ống tai ngoài.


2. DANH SÁCH THUỐC THƯỜNG DÙNG

  • Kháng sinh: Enrofloxacin, Marbofloxacin, Cephalexin, Axit Fusidic, Framycetin, Gentamicin, Neomycin, Florfenicol, Orbifloxacin, Polymyxin B.

  • Chống nấm: Itraconazole, Fluconazole, Ketoconazole, Clotrimazole, Miconazole, Nystatin.

  • Corticosteroid: Prednisone, Triamcinolone, Dexamethasone, Fluocinolone, Hydrocortisone aceponate.

  • Giảm đau: Gabapentin, Tramadol.


3. LƯU Ý QUAN TRỌNG

  • Nuôi cấy – Kháng sinh đồ: bắt buộc trong viêm tai giữa để xác định vi khuẩn/nấm và chọn đúng thuốc.

  • Độc tính với tai trong: Một số thuốc có thể gây ototoxicity → ưu tiên Fluoroquinolone, Cephalosporin, thuốc chống nấm phù hợp.

  • Nguyên nhân nền: Cần xử lý dị ứng, dị vật, dị dạng ống tai để tránh tái phát.

  • Dự phòng và theo dõi: Vệ sinh tai định kỳ, dùng glucocorticoid liều thấp tại chỗ, tái khám đúng lịch và tuân thủ điều trị.


EduVET – Đào tạo bác sĩ thú nhỏ – Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • August, J. R. (2009). Consultations in Feline Internal Medicine, Volume 6. Saunders Elsevier.

  • Greene, C. E. (2012). Infectious Diseases of the Dog and Cat, 4th Edition. Elsevier.

  • Little, S. (2011). The Cat: Clinical Medicine and Management. Elsevier.

  • BSAVA Manual of Canine and Feline Otology, 2nd Edition. British Small Animal Veterinary Association.

  • Veterinary Dermatology, Muller & Kirk’s Small Animal Dermatology, 8th Edition. Elsevier.

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay