Pemphigus foliaceus (PF) là bệnh tự miễn của da. Đây là tình trạng hệ miễn dịch nhận diện sai protein kết dính giữa các tế bào da là “tác nhân lạ” và tấn công chúng, dẫn đến sự phá vỡ liên kết giữa các tế bào da.
Cơ chế sinh bệnh
PF sản xuất kháng thể chống lại protein desmosomal (protein kết dính giữa các tế bào ở lớp biểu bì). Các tế bào mất sự kết dính, chất lỏng tích tụ giữa các tế bào.
-
Các tế bào mất kết nối với nhau → xuất hiện bọng nước, mụn mủ vô khuẩn.
-
Các tổn thương vỡ ra, hình thành vảy tiết màu vàng, khô, đóng thành lớp trên bề mặt da.
Đây là một dạng bệnh mụn mủ tự miễn (autoimmune pustular dermatosis).
Triệu chứng lâm sàng
Các biểu hiện điển hình của PF bao gồm:
-
Mụn mủ, mụn nước, lớp vảy tiết màu vàng nhạt xuất hiện đầu tiên ở mặt (vùng quanh mắt, mũi, tai ngoài), sau đó lan dần đến:
-
Cổ, thân mình, mặt lưng
-
Bàn chân, các ngón chân (digital pads).
-
-
Rụng lông vùng tổn thương, da khô và nứt nẻ.
-
Đôi khi có biểu hiện toàn thân: sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.
-
Ít gặp hơn: Tổn thương niêm mạc mũi-miệng hoặc quanh hậu môn (chủ yếu ở mèo).
Chẩn đoán
1. Lâm sàng: Dựa trên phân bố tổn thương điển hình ở vùng mặt và sự hiện diện của mụn mủ vô khuẩn, vảy tiết vàng.
2. Cận lâm sàng:
-
Cytology: Mẫu lấy từ mụn mủ cho thấy sự hiện diện của:
-
Acantholytic keratinocytes (tế bào sừng mất kết dính),
-
Bạch cầu trung tính, đại thực bào, và không có vi khuẩn.
-
-
Sinh thiết da + mô học:
-
Mụn mủ ở lớp thượng bì chứa nhiều tế bào sừng mất kết dính (acantholysis),
-
Thâm nhiễm viêm dạng bạch cầu trung tính, đôi khi có eosinophil.
-
-
Kiểm tra vi sinh (cấy vi khuẩn, nấm) để loại trừ nhiễm trùng thứ phát.
-
Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp (DIF): phát hiện IgG hoặc C3 tại màng tế bào (không thường thực hiện trong thực hành lâm sàng nhỏ).
Hướng dẫn điều trị Pemphigus foliaceus ở chó mèo
Mục tiêu điều trị:
Ức chế hệ miễn dịch để ngăn chặn sự tấn công nhầm vào mô da.
Phác đồ điều trị cơ bản bắt buộc:
-
Sữa tắm kháng khuẩn (chlorhexidine hoặc benzoyl peroxide): Tắm cách ngày để ngăn nhiễm trùng thứ phát.
-
Tacrolimus 0,1% (thuốc bôi ức chế miễn dịch tại chỗ): thoa trực tiếp vào vùng tổn thương mỗi 12 giờ.
-
Tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Vì tia UV có thể làm bệnh nặng thêm (photo-aggravation).
Thuốc ức chế miễn dịch hệ thống (chọn 1):
Tên thuốc | Liều dùng (chó) | Lưu ý |
---|---|---|
Prednisolone | 1–3 mg/kg/24h PO → giảm dần còn 0.5 mg/kg/24h | Mèo: X2 liều |
Triamcinolone | 2–4 mg/kg/24h PO | Hiệu lực mạnh hơn prednisolone |
Azathioprine | 2–3 mg/kg/24h PO kết hợp prednisolone trong 1–2 tuần đầu | Chống chỉ định cho mèo |
Chlorambucil | 0.1–0.2 mg/kg mỗi 24–48h PO | An toàn cho mèo, dùng thay azathioprine |
Cyclosporin A | 5–10 mg/kg/24h PO, có thể phối hợp prednisolone 7–10 ngày đầu | Tác dụng tốt, chi phí cao |
Tùy tình trạng bệnh và phản ứng với điều trị, bác sĩ có thể điều chỉnh liều hoặc kết hợp thuốc ức chế miễn dịch để đạt hiệu quả tối ưu.
Tiên lượng
-
Tiên lượng: Tương đối tốt nếu điều trị sớm và theo dõi sát. Nhiều trường hợp cần điều trị suốt đời hoặc duy trì liều thấp lâu dài.
Tổng kết
Pemphigus foliaceus là bệnh lý da tự miễn phổ biến, dễ nhầm với viêm da mủ thông thường nếu không được chẩn đoán đúng. Việc phát hiện sớm, sinh thiết xác định, và phối hợp thuốc ức chế miễn dịch cùng chăm sóc hỗ trợ sẽ giúp cải thiện đáng kể tiên lượng cho thú cưng.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào Bác sĩ vui lòng liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất?
Nguồn tham khảo
-
BSAVA Manual of Canine and Feline Dermatology, 3rd Edition.
-
Merck Veterinary Manual – Autoimmune Skin Diseases in Dogs and Cats.
-
VIN (Veterinary Information Network) – Pemphigus foliaceus discussion forums.
-
Small Animal Dermatology – Muller & Kirk, 8th Edition.
-
Gross, T.L. et al. (2005). Skin Diseases of the Dog and Cat: Clinical and Histopathologic Diagnosis.