Tăng nhãn áp là gì
Tăng nhãn áp (glaucoma) là tình trạng áp suất trong nhãn cầu (IOP) tăng cao, thường >25 mmHg, gây tổn thương thần kinh thị giác, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn nếu không điều trị.
=> Hậu quả: mù, giãn hoặc teo nhãn cầu, viêm nội nhãn con vật đau dai dẳng
Dấu hiệu nhận biết
-Mắt đỏ, giác mạc đục, đồng tử giãn
-Có thể quan sát thấy nhãn cầu căng hơn bình thường
-Con vật nhạy cảm ở mắt, hãy dụi mắt cào mắt.
Tổng hợp thuốc điều trị tăng nhãn áp ở chó
Thuốc | Cơ chế tác dụng | Liều dùng | Lưu ý khi sử dụng |
Mannitol | – Làm giảm nhãn áp trong vòng 15 phút – Tác dụng kéo dài 6–10 giờ |
– Bắt đầu với liều: 1 g/kg truyền tĩnh mạch (IV) trong 30–45 phút – Nếu IOP > 25 mmHg: có thể tiêm thêm liều 1 g/kg/IV |
– Thận trọng khi dùng cho chó mắc bệnh tim, bệnh thận hoặc mất nước |
Latanoprost | – Là một chất tương tự FGF2α, giúp tăng dòng chảy thủy dịch ra ngoài → Giảm nhãn áp trong vòng 20 phút, tác dụng kéo dài 8–12 gi |
– Nhỏ 1 giọt vào mỗi mắt – Sau 15–10 phút, nếu chưa hiệu quả có thể dùng thêm liều |
– Nếu IOP vẫn > 25 mmHg sau 3 liều trong 1 giờ: nên chuyển sang phương pháp khác |
Methazolamide | – Ức chế hình thành và di chuyển ion H+ và HCO₃⁻, làm thay đổi dòng chảy thủy dịch – Ngăn hình thành thủy dịch tại lớp biểu mô thể mi → hạ nhãn áp |
– Liều: 2,5–5 mg/kg, uống mỗi 8–12 giờ | – Có thể gây tác dụng phụ toàn thân: rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy), nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu – Chỉ dùng khi không có điều trị tại chỗ |
Glycerin (trường hợp khẩn cấp) | – Tăng áp suất thẩm thấu máu, kéo nước từ khoang ngoài mạch vào lòng mạch → giảm nhãn áp – Tác dụng nhanh (10–30 phút), giảm tối đa sau 1–1,5 giờ |
– Liều: 1–2 ml/kg, uống 1 lần | – Chống chỉ định ở chó/mèo bị tiểu đường – Có thể gây nôn |
Điều trị kịp thời giúp bảo tồn thị lực của chó mèo, tránh mù lòa. Sau khi điều trị vẫn cần đo nhãn áp định kỳ cho con vật
Nếu có câu hỏi và thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!
Tài liệu tham khảo
-
Gelatt, K. N., & Brooks, D. E. (2011). Veterinary Ophthalmology, 5th ed. Wiley-Blackwell.
-
Plumb, D. C. (2020). Plumb’s Veterinary Drug Handbook, 9th ed.
-
Blocker, T., et al. (2019). “Medical and surgical management of canine glaucoma.” Veterinary Clinics: Small Animal Practice.
-
Miller, P. E., & Pickett, J. P. (2013). Small Animal Ophthalmology: A Problem-Oriented Approach.