Ứng dụng Albumin 25% trong điều trị bệnh ở chó mèo

Vai trò Albumin

Albumin là protein huyết tương chính, chiếm khoảng 50% tổng lượng protein huyết tương và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất keo nội mạch, vận chuyển các chất và điều hòa cân bằng dịch.

Nguyên nhân hạ albumin máu

  • Suy gan: Gan là cơ quan chính sản xuất albumin; suy gan dẫn đến giảm tổng hợp albumin.

  • Suy thận: Tổn thương cầu thận làm tăng mất albumin qua nước tiểu (protein niệu).

  • Mất protein qua đường tiêu hóa: Các bệnh lý như viêm ruột, lymphangiectasia gây mất protein qua ruột.

  • Nhiễm trùng nặng, sốc, bỏng: Tăng tính thấm mao mạch dẫn đến mất albumin ra khỏi lòng mạch.

Chỉ định sử dụng Albumin 25% Khi

Khi hạ albumin máu; phù kẽ mô (do bệnh thận, gan, viêm, suy tim, dị ứng, chấn thương)
Ít được sử dụng do tỉ lệ dị ứng khá cao (Tác dụng phụ: sốt, nổi mẩn, nôn, phù nề, co giật), do vậy cần theo dõi sát sao trong khi truyền dịch.

Cơ chế

Khi truyền Albumin vào cơ thể, Albumin sẽ kéo nước từ ngoài lòng mạch vào lòng mạch => do đó làm tăng thể tích tuần hoàn.

Liều lượng và cách sử dụng

  • Liều khuyến cáo: 0,5 – 2,5 g/kg/ngày, tương đương 2 – 10 ml/kg/ngày đối với dung dịch Albumin 25%.

  • Tốc độ truyền: Truyền tĩnh mạch chậm trong vòng 4 – 6 giờ.

  • Giới hạn tối đa: Không vượt quá 20 ml/kg/ngày.

  • Mục tiêu: Truyền đến khi nồng độ albumin về mức ổn định là ≥ 2,0 g/dL.

  • Thay thế: Trong trường hợp có phản ứng phụ, ngừng truyền Albumin và thay bằng dung dịch NaCl 0,9%.

Tác dụng phụ

  • Phản ứng dị ứng: Sốt, nổi mẩn, nôn mửa, phù nề, co giật. 

  • Phản ứng quá mẫn muộn: Phù phổi, suy thận cấp, phản ứng miễn dịch loại III.

Kháng thể kháng Albumin(HSA): Cơ thể chó có thể tạo kháng thể chống lại Albumin người sau 10 ngày, do đó không nên truyền nhiều lần.

Tham khảo thêm: Cách xác định nguyên nhân giảm Albumine ở chó mèo

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với EduVET để được giải đáp nhanh và chính xác nhất!


Tài liệu tham khảo

  1. Chan DL, Rozanski EA, Freeman LM. “Evaluation of use of human albumin in critically ill dogs: 73 cases (2003–2006).” J Am Vet Med Assoc. 2008;233(4):607-612.

  2. Pendergrass J. “IVECCS 2017: Treating Hypoalbuminemia in Dogs.” dvm360. 2017.

  3. Cohn LA, Kerl ME, Lenox CE, et al. “Response of healthy dogs to infusions of human serum albumin.” Am J Vet Res. 2007;68(6):657-663.

  4. Savigny MR. “Human Albumin Therapy in Hypoalbuminemic Dogs.” Vetfolio. 2006.

Để lại bình luận

Scroll
Messenger Messenger
Google Map Google Map
Zalo Zalo
Gọi ngay Gọi ngay